Chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương
Chat Zalo
Chat ngay

Chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương

Sơn tường dạng nhũ tương là gì? Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước, được sử dụng để sơn trang trí, bảo vệ và hoàn thiện công trình.
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn0937619299
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

Sơn tường dạng nhũ tương là gì?

Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước, được sử dụng để sơn trang trí, bảo vệ và hoàn thiện công trình.

Phân loại?

Sơn phủ là sơn tường dạng nhũ tương được sử dụng với mục đích là lớp phủ hoàn thiện để bảo vệ và trang trí mặt tường trong và mặt tường ngoài các công trình.

Sơn lót là lớp sơn có tác dụng tăng phần bảo vệ giúp bề mặt sơn trong và sau quá trình thi công được bền bỉ hơn, tăng tuổi thọ, bền màu cho mặt sơn theo thời gian 

 

Sơn chống thấm là loại sơn được sử dụng giúp ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên bề mặt thi công, xảy ra do các tác động của môi trường như nắng, mưa, độ ẩm,... Lớp sơn chống thấm này có tác dụng bảo vệ ngôi nhà của bạn, làm tăng tuổi thọ bề mặt tường, sàn… cho bề ngoài ngôi nhà luôn mới đẹp và sạch sẽ.

Chứng nhận hợp quy sơn tường theo quy chuẩn nào?

Hiện nay, Sơn tường thuộc danh mục sản phẩm cần làm hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD. Tuy nhiên không phải loại sơn tường nào cũng phải chứng nhận hợp quy mà chỉ có sơn phủ là loại sơn cần chứng nhận hợp quy theo quy định.

Tại sao cần phải chứng nhận hợp quy sơn?

Theo thông tư Số 19/2019/TT-BXD có định nghĩa: “Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc nhóm 2 là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.”

Những sản phẩm hàng hóa nhóm 2 này bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra ngoài thị trường để đảm bảo khi sử dụng. Sơn phủ thuộc trong danh mục sản phẩm các hàng hóa nhóm 2 thuộc Bộ Xây  dựng cần chứng nhận Hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD cụ thể là Sơn phủ ngoại thất và Sơn phủ nội thất.

Những đơn vị nào cần chứng nhận hợp quy sơn?

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu cần phải chứng nhận hợp quy sơn trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường.

Tùy mỗi loại hình mà sẽ có phương thức chứng nhận phù hợp.

Phương thức chứng nhận?

Theo thông tư 28/BKHCN ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2012, có 8 phương thức để đánh giá chứng nhận.

  1. Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
  2. Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  3. Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  4. Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  5. Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  6. Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  7. Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
  8. Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Tuy nhiên đối với chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương hiện đang chứng nhận theo 2 phương thức chính:

- Phương thức 5: Áp dụng đối với các sản phẩm sản xuất, kinh doanh trong nước, đối với đơn vị kinh doanh có thể sử dụng kết quả chứng nhận của đơn vị sản xuất hoặc nếu đi thuê gia công thì phải chứng nhận hợp quy.

- Phương thức 7: Áp dụng đối với các đơn vị nhập khẩu 

Quy trình chứng nhận?

  • Đăng ký chứng nhận
  • Đánh giá quá trình sản xuất
  • Lấy mẫu thử nghiệm
  • Thẩm xét hồ sơ
  • Khắc phục hồ sơ (nếu có)
  • Cấp giấy chứng nhận  
  • Giám sát thường niên

Hiệu lực của chứng nhận?

Hiệu lực của chứng nhận phụ thuộc theo phương thức đánh giá chứng nhận.

- Chứng nhận theo phương thức 5: 

Hiệu lực của chứng nhận là 3 năm, trong đó có giám sát định kỳ hàng năm (Không quá 12 tháng đánh giá giám sát 1 lần). Như vậy trong chu kỳ 3 năm của chứng nhận sản phẩm sẽ có 2 kỳ đánh giá giám sát. 

- Chứng nhận theo phương thức 7:

Hiệu lực của chứng nhận sẽ có giá trị theo lô hàng được đánh giá, không phải giám sát thường niên như chứng nhận phương thức 5.

 

Lợi ích khi chứng nhận Hợp quy sơn?

Đáp ứng yêu cầu của pháp luật

Nâng cao uy tín và cạnh tranh trên thị trường

Đảm bảo và kiểm soát được chất lượng của sản phẩm

Tại sao bạn nên chọn ISOCUS?

ISOCUS là tổ chức tư vấn hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm và tư vấn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sơn trên cả nước.

Chúng tôi có đội ngũ tư vấn trẻ trung, năng động và đầy nhiệt huyết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt hành trình chứng nhận.






QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

Chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương
Sơn tường dạng nhũ tương là gì? Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước, được sử dụng để sơn trang trí, bảo vệ và hoàn thiện công trình.
icon zalo
0937.619.299