ĐIỂM NỔI BẬT
|
ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG ☑️ Chứng Nhận Hợp Quy Dệt May, Hàng May Mặc ☑️ Chứng Nhận Hợp Quy Cát Xây Dựng ☑️ Chứng Nhận Hợp Quy Sơn ☑️ Chứng Nhận Hợp Quy Xi Măng ☑️ Chứng Nhận Hợp Quy Gạch Viglacera ☑️ Chứng Nhận Hợp Quy Vật Liệu Xây Dựng
|
THÔNG TIN CHI TIẾT
Chứng nhận hợp quy hay chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là việc đánh giá, xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Cụ thể, đối tượng chứng nhận là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật là đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe của con người và môi trường. Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.
Chứng nhận hợp quy tên tiếng anh: Certificate regulation;
Chứng nhận hợp chuẩn tên tiếng anh: Certificate standards.
Tại Việt Nam, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật cùng ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Ký hiệu: QCVN;
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Ký hiệu: QCĐP.
Về cơ sở pháp lý, hoạt động chứng nhận hợp quy căn cứ vào:
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Số: 68/2006/QH11;
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
✍ Xem thêm: Giấy Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng
2.1 Đối với sản phẩm - hàng hóa được sản xuất trong nước
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sản phẩm trong nước. Quy trình như sau:
- Bước 1: Liên hệ Đăng ký chứng nhận hợp quy qua số điện thoại 0937619299
- Bước 2: Tiến hành báo giá, ký kết hợp đồng hợp chuẩn hợp quy
- Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy, hoặc hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015;
- Bước 4: ISOCUS tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm;
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá chứng nhận hợp quy;
- Bước 6: Hoàn tất hồ sơ cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm;
- Bước 7: Công bố hợp quy tại Sở ban ngành
2.2 Chứng nhận hợp quy hàng hóa nhập khẩu
Đối với các sản phẩm nhập khẩu cần phải chứng nhận hợp quy hay kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.
Bước 1: Liên hệ Đăng ký chứng nhận hợp quy tại ISOCUS;
Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải quan (đối với lô hàng nhập khẩu);
Bước 3: ISOCUS tiến hành đăng ký đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể lấy mẫu tại cảng hoặc tại kho hàng);
Bước 4: ISOCUS đăng ký cấp giấy chứng nhận hợp quy.
3. 8 Phương thức đánh giá hợp quy sản phẩm
Quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, có 8 phương thức chứng nhận hợp quy phù hợp cho từng loại sản phẩm và hàng hóa.
Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Và phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
✍ Tổ chức tham khảo : 8 phương thức đánh giá hợp quy sản phẩm hàng hóa
Việc tổ chức đạt được chứng chỉ hợp quy là điều kiện hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển. Cụ thể:
Được sử dụng dấu CR( hợp quy) chất lượng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Minh chứng cho sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp bạn đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng đúng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Minh chứng cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các yêu cầu về pháp luật, tránh các đợt kiểm tra pháp lý ban ngành;
Là minh chứng hữu hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp và uy tín trong mắt khách hàng và đối tác;
Đáp ứng yêu cầu đến từ khách hàng, thuận tiện cho công tác nộp thầu dự án;
Giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh do hạn chế được tối đa các chi phí xử lý sai sót, lỗi hỏng trong quá trình sản xuất;
Nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp;
Tạo cơ hội lớn cho hàng hóa, sản phẩm của chúng ta vươn ra thị trường thế giới.
✍Xem thêm: Thủ tục cấp giấy hợp quy giấy ăn, giấy vệ sinh trong nước và nhập khẩu
1. Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó dễ dàng tiếp cận.
2. Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.
3. Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định.
4. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
a) Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;
b) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
c) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
5. Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận được chỉ định;
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.
6. Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức ISOCUS - là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận hợp quy đa lĩnh vực tại Việt Nam với các nhóm sản phẩm hàng hóa thuộc các Bộ Ban ngành như: Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, Bộ Công Thương, Bộ Khoa Học Công Nghệ, Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, Bộ Xây Dựng,.....
Đội ngũ chuyên gia ISOCUS có nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, luôn đề cao uy tín, chất lượng và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu;
ISOCUS có hệ thống phòng thử nghiệm riêng đạt chuẩn ở đa dạng các lĩnh vực: vật liệu xây dựng, thiết bị an toàn, thức ăn chăn nuôi, hóa chất,... để hỗ trợ khách hàng một cách tối ưu nhất;
ISOCUS bảo đảm thời gian thực hiện và cấp chứng nhận nhanh gọn trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực của ISO/IEC với mức chi phí hợp lý.
Hãy để chúng tôi tư vấn về sản phẩm cần chứng nhận hợp quy của doanh nghiệp bạn liên hệ qua hotline
Chứng nhận hợp quy cát xây dựng
- Chứng nhận hợp quy cát xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm cát trước khi bán ra thị trường theo quy định pháp luật. Cát xây dựng thuộc nhóm sản phẩm hàng hóa nhóm 2 có khả năng gây mất an toàn. Các tổ chức, doanh nghiệp khai thác, kinh doanh nhập khẩu không tiến hành chứng nhận hợp quy cát là vi phạm và có thể bị xử lý phạt theo tùy từng mức độ.
- Chứng nhận hợp quy cát (cụ thể là cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa; cát nghiền dùng cho bê tông và vữa) nằm trong danh mục hàng hóa vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy. Việc chứng nhận hợp quy là cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng trong quá trình xây dựng và khi đưa vào sử dụng sản phẩm đảm bảo an toàn cho người và môi trường.
Chứng nhận hợp quy dệt may, hợp quy vải
Trong ngành may mặc và sản xuất vải, việc đạt chứng nhận hợp quy là rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hợp quy là một tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng để đảm bảo sản phẩm được sản xuất đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, môi trường và an toàn lao động. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lợi ích của việc đạt chứng nhận hợp quy may mặc và hợp quy vải đối với doanh nghiệp.
Việc đạt chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình. Chứng nhận hợp quy đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Điều này giúp tăng độ tin cậy của sản phẩm và giảm số lượng sản phẩm bị trả lại hoặc đổi trả, đồng thời tăng sự hài lòng của khách hàng.
Chứng nhận hợp quy là một minh chứng cho sự cam kết của doanh nghiệp đối với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn lao động. Điều này giúp nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, các đối tác kinh doanh và cơ quan chức năng.
Việc đạt chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách giảm thiểu số lượng sản phẩm bị trả lại hoặc đổi trả và giảm thiểu số lượng vụ kiện liên quan đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn lao động giúp giảm thiểu các rủi ro về môi trường và tai nạn lao động, giảm thiểu số lượng chi phí phát sinh liên quan đến việc sửa chữa thiết bị và bồi thường tai nạn lao động.
Chứng nhận hợp quy
của một sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình. Nhiều khách hàng yêu cầu sản phẩm của họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và an toàn lao động. Với chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu này và đáp ứng nhu cầu của các khách hàng khó tính. Điều này giúp mở rộng thị trường của doanh nghiệp và tăng doanh số bán hàng.
Việc đạt chứng nhận hợp quy đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các quy trình sản xuất chặt chẽ hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Việc thực hiện các quy trình này sẽ cải thiện quy trình sản xuất của doanh nghiệp, giảm thiểu số lượng sản phẩm bị lỗi và tăng hiệu quả sản xuất.
Chứng nhận hợp quy là một minh chứng cho sự cam kết của doanh nghiệp đối với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn lao động. Điều này giúp tăng cơ hội đầu tư của doanh nghiệp từ các nhà đầu tư quốc tế và các tổ chức tài trợ, vì họ đề cao các tiêu chuẩn này khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp.
Tổng kết, việc đạt chứng nhận hợp quy may mặc và hợp quy vải mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và danh tiếng, tiết kiệm chi phí, mở rộng thị trường, cải thiện quy trình sản xuất đến tăng cơ hội đầu tư. Do đó, nếu doanh nghiệp muốn cạnh tranh và phát triển trong ngành may mặc và sản xuất vải, đạt chứng nhận hợp quy là một điều cần thiết.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN
THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP
BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
DỊCH VỤ ĐÃ XEM
Dịch vụ liên quan
Dịch vụ bạn đang xem
dịch vụ uy tín, đã dùng và đạt chứng nhận