ĐIỂM NỔI BẬT |
ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG Chứng nhận ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng thực phẩm không phân biệt quy mô bao gồm: - Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh - Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thuỷ hải sản - Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị - Các hãng vận chuyển thực phẩm - Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ - Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm - Trang trại trồng trọt và chăn nuôi
|
THÔNG TIN CHI TIẾT
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.
Việc áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 đối với một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm đảm bảo đơn vị đó có hệ thống quản lý tốt về an toàn thực phẩm và có khả năng cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho thị trường và người tiêu dùng. Hiện tại phiên bản ISO 22000:2018 là phiên bản ISO mới nhất.
Hậu quả của thực phẩm không an toàn có thể rất nghiêm trọng. Các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của ISO giúp các tổ chức xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, đồng thời làm việc cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác, chẳng hạn như ISO 9001. Áp dụng cho tất cả các loại nhà sản xuất, ISO 22000 cung cấp một lớp đảm bảo an toàn cho thực phẩm toàn cầu chuỗi cung ứng, giúp sản phẩm vượt qua biên giới và mang đến cho mọi người thực phẩm mà họ có thể tin tưởng.
ISO 22000 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và có thể được chứng nhận cho hệ thống đó. Nó vạch ra những gì một tổ chức cần làm để chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo rằng thực phẩm an toàn. Nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào bất kể quy mô hoặc vị trí của nó trong chuỗi thực phẩm.
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm:
Tại điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Nếu tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị đã được cấp chứng chỉ ISO 22000 thì các tổ chức, doanh nghiệp hay đơn vị đó sẽ không cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy, doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 22000 sẽ không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Để được cấp chứng nhận ISO 22000 doanh nghiệp cần đáp ứng 3 điều kiện quan trọng sau:
Doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quá trình triển khai và áp dụng tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nhân sự, số lượng phòng ban, văn phòng cũng như sản phẩm cụ thể là gì. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngay từ đầu phải có kế hoạch cùng chương trình xây dựng cùng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 dành riêng cho doanh nghiệp mình.
Điều kiện này sẽ bao gồm một số công việc quan trọng như: Xác định phạm vi hoạt động; Tổ chức cuộc họp lãnh đạo về việc cam kết thực hiện xây dựng và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000; Thành lập ban ISO gồm thành viên là các đại diện từ các bộ phận; Tiến hành hoạch định các rủi ro cùng cơ hội, mục tiêu; Triển khai các chương trình tiên quyết; Quyết định nguồn nhân lực tham gia trong việc quản lý an toàn thực phẩm; Tiến hành thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện; Đưa ra các cải tiến và khắc phục phù hợp.
Đăng ký chứng nhận ISO tại tổ chức chứng nhận ISOCERT. Sau khi đăng ký xong tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận đạt ISO 22000.
Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 và hiệu lực của Giấy chứng nhận. Sau khi đạt được chứng nhận, doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.
Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí đăng ký chứng nhận ISO 22000 khác nhau bởi chi phí này còn phụ thuộc vào quy mô, phạm vi, loại hình hoạt động của doanh nghiệp bạn.
Để có được chứng nhận ISO 22000 cho hệ thống quản lý ATTP, doanh nghiệp cần phải đầu tư cả về thời gian và công sức. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn và không biết nên bắt đầu từ đâu, thực hiện như thế nào.
Hiểu được điều này, ISOCUS đang triển khai gói dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình triển khai hệ thống quản lý ATTP để đạt được loại chứng nhận này.
ISOCUS là một trong số ít các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018 đi đầu về uy tín và chất lượng. Là địa chỉ được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn, đánh giá cao và để lại nhiều phản hồi tích cực.
5 lợi ích doanh nghiệp đạt được khi thực hiện tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018 tại ISOCUS bao gồm:
1. Được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu với đầy đủ kiến thức và năng lực. Dày dạn kinh nghiệm trong việc tư vấn chứng nhận cho nhiều doanh nghiệp với các quy mô, loại hình, lĩnh vực kinh doanh khác nhau;
2. Được hỗ trợ bởi một đội ngũ chăm sóc khách hàng thân thiện, săn sóc, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của khách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ tại ISOCUS;
3. Dịch vụ chuyên nghiệp với chi phí cạnh tranh và hợp lý. Đảm bảo công khai, minh bạch rõ ràng, khách hàng chỉ cần thanh toán một lần duy nhất.
4. Cam kết hỗ trợ tối đa để 100% khách hàng khi sử dụng dịch vụ tư vấn của ISOCUS có thể đạt được chứng nhận ISO 22000:2018.
5. Mạng lưới văn phòng đại diện trải rộng khắp mọi miền Tổ Quốc nhằm hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức đi lại.
Stt |
Các bước triển khai |
Nội dung |
1 |
Giai đoạn 1 |
khảo sát, xác định phạm vi áp dụng - Lãnh đạo cần hiểu ý nghĩa của ISO 22000:2005 đối với phát triển tổ chức. - Định hướng các hoạt động. - Xác định các mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể. |
2 |
Giai đoạn 2: triển khai áp dụng dựa trên 7 nguyên tắc và 12 bước thực hiên. |
- Áp dụng ISO 22000 cần thành lập một nhóm/ đội quản lý an toàn thực phẩm. |
3 |
Giai đoạn 3: Ðánh giá thực trạng của cơ sở sản xuất thực phẩm so với các yêu cầu của tiêu chuẩn |
- Cần rà soát các hoạt động, xem xét yêu cầu và mức độ đáp ứng hiện tại của cơ sở sản xuất thực phẩm. |
4 |
Giai đoạn 4: Huấn luyện, đào tạo với nhiều chương trình thích hợp với từng cấp quản trị cũng như nhân viên |
- Nội dung đào tạo chính bao gồm ISO 22000, ISO 9000:2015, HACCP, GMP và/hoặc GAP và/hoặc GVP và/hoặc GHP và/hoặc GPP và/hoặc GDP và/hoặc GTP, ISO/TS 22004. |
5 |
Giai đoạn 5: Thiết lập hệ thống tài liệu theo ISO 22000 |
- Hệ thống tài liệu được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của cơ sở sản xuất thực phẩm bao gồm: + Chính sách an toàn thực phẩm. + Các mục tiêu về an toàn thực phẩm. + Các quy trình (thủ tục) theo yêu cầu của 7 tiêu chuẩn, bao gồm cả các Chương trình tiên quyết (PRP), các Chương trình tiên quyết vận hành (oPRP), Kế hoạch HACCP. + Các tài liệu cần thiết để tổ chức thiết lập, triển khai và cập nhật có hiệu lực một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. + Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn. |
6 |
Giai đoạn 6: Triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
- Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng về hệ thống tài liệu theo ISO 22000. |
7 |
Giai đoạn 7: Xác nhận giá trị, thẩm tra, cải tiến và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận |
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tiến hành các hoạt động cần thiết để xác nhận giá trị (Validation), các hoạt động thẩm tra (Verification), kể cả đánh giá nội bộ hệ thống quản lý; |
8 |
Giai đoạn 8: Đánh giá chứng nhận |
- Do tổ chức độc lập, khách quan tiến hành nhằm khẳng định tính phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000; - Thẩm tra kết quả khắc phục các vấn đề không phù hợp phát hiện sau đánh giá (nếu có); - Cấp giấy chứng nhận. |
9 |
Giai đoạn 9: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau khi chứng nhận: |
- Cơ sở sản xuất thực phẩm cần tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và không ngừng cải tiến hướng đến thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm. |
Nhận tài liệu tự áp dụng ISO mới nhất : tại đây
Mọi thắc mắc liên quan tới tư vấn chứng nhận ISO 22000, ISO 9001:2015 và các hệ thống quản lý khác quý khách hàng vui lòng bấm : 0937619299 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Xem thêm >> Xây dựng nhà xưởng để phù hợp với tiêu chuẩn iso 22000
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN
THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP
- Thông tin họ tên người liên hệ, SĐT liên hệ
- Thông tin công ty : (Lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh)
- Dịch vụ Yêu cầu
- Bản đăng ký chứng nhận HTQL theo mẫu .
- Giấy phép đăng ký kinh doanh/hoạt động (bản photo);
- Giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Các tài liệu khác (nếu có).
BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
công ty đang áp dụng ISO 22000:2005 có cần thiết phải chuyển đổi sang ISO 22000:2018 không ạ?
Dịch vụ iso 22000 này có áp dụng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh muối ăn được k ad
Chào chị Oanh
Cơ sở sản xuất, kinh doanh muối ăn có thể áp dụng được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn iso 22000 ạ. Trân trọng gửi tới chị.
Thưa bác sĩ cho em hỏi giấy ra viện được hưởng bh không ạ
Thưa bác sĩ cho em hỏi giấy ra viện được hưởng bh không ạ
DỊCH VỤ ĐÃ XEM
Dịch vụ liên quan
Dịch vụ bạn đang xem
Cho em hỏi iso 22000:2018 có bản chạy thử ko ạk
iso 22000:2018 dùng chứng nhận cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chị ạ. Chị vui lòng để lại sdt và email của mình, tư vấn viên bên em sẽ liên hệ cụ thể với chị a