Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng được hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng giúp các quy trình được kiểm soát các hoạt động cũng như phân định rõ việc, rõ người trong quản lý và điều hành công việc. Tuy nhiên, tình hình áp dụng ISO 9001 vẫn còn nhiều thuận lợi cũng như khó khăn đối với các doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, ISOCUS sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn hiện trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam như thế nào nhé.
ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành thông qua các chuẩn mực cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng và có thể áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực như kinh doanh, sản xuất và dịch vụ.
Trước khi tìm hiểu về tình hình áp dụng iso 9001 tại việt nam, chúng ta đều biết rằng những tổ chức, doanh nghiệp thành công trên thị trường hiện nay đều rất chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ nặng ký khác.
Không chỉ dừng lại giá cả, dịch vụ hậu mãi mà yếu tố chất lượng làm hài lòng khách hàng vẫn là kim chỉ nam hàng đầu. Do đó, việc lựa chọn và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 một cách bài bản ngay từ đầu sẽ là công cụ giúp đem lại dịch vụ tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Khi các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng sẽ mang lại những lợi ích và thuận lợi như thế nào? Cùng ISOCUS điểm qua 9 điểm mà tại sao phải áp dụng ISO 9001 ngay dưới đây:
1. Nâng cao sự uy tín cho thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức đang có mong muốn hợp tác với các đối tác trong nước cũng như nước ngoài thì việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp là điều cực kỳ quan trọng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp nào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 sẽ giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao hình ảnh, cũng như uy tín với các đối tác chiến lược kinh doanh.
2. Giúp cho quá trình hội nhập của Tổ chức đó được tốt hơn
Hiện nay tình hình áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam còn là công cụ giúp cho doanh nghiệp hội nhập với thị trường nước ngoài tốt hơn.
3. Chất lượng và cải tiến liên tục là hoạt động trung tâm của doanh nghiệp
Luôn luôn nỗ lực và không ngừng cải tiến dựa trên những tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng iso 9001 sẽ giúp chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp phát triển hơn.
4. Tiếp cận Quản lý rủi ro và cơ hội
Áp dụng ISO 9001 còn giúp doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận quản lý và rủi ro một cách nhanh chóng nhất để từ đó có thể đưa ra những phương án khắc phục sao cho phù hợp.
5. Tuân thủ các yêu cầu pháp lý
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 còn giúp doanh nghiệp của bạn đáp ứng tuân thủ các yêu cầu pháp lý cũng như các quy định hiện hành.
6. Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng
Khi tuân thủ theo ISO 9001, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành kiểm soát các quy trình ngay từ đầu như kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, quy trình xác định nguồn gốc sản phẩm cũng như xử lý sản phẩm không phù hợp. Vì vậy, sản phẩm sẽ có chất lượng ổn định hơn và làm giảm thiểu các sản phẩm hỏng, không đạt chất lượng cũng như yêu cầu.
7. Tăng sản lượng
Do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất, sản lượng của doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể.
8. Lợi nhuận tăng
Chi phí sản xuất giảm và doanh thu tăng sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
9. Hệ thống quản lý chuyên nghiệp
Thực tế cho thấy tình hình áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam một cách bài bản giúp doanh nghiệp của bạn có một hệ thống quản lý chặt chẽ, gọn nhẹ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Sự thay đổi từ lợi ích của việc áp dụng ISO 9001
Mặc dù đã tham gia vào tổ chức ISO 9001 từ năm 1977 tuy nhiên tại Việt Nam quá trình triển khai khi áp dụng ISO 9001 vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Dưới đây là một số khó khăn khi áp dụng ISO 9001 tại các doanh nghiệp
1. Khó khăn khi phải thay đổi thói quen
Đa số các nhân viên trong công ty thường có tâm lý ngại thay đổi, vẫn muốn làm theo những quy tắc, hệ thống cũ. Vì vậy, để thay đổi thói quen cũ của cán bộ nhân viên trong công ty bằng những cách làm mới như hoạch định chất lượng tốt hơn là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay.
2. Mất nhiều thời gian
Để hiểu và áp dụng đúng tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi mỗi cá nhân trong tổ chức cần có thời gian nghiên cứu và học hỏi để tìm hiểu những kiến thức mới. Điều này đòi hỏi sự kiên trì cũng như tinh thần học hỏi của các nhân viên.
Trong thực trạng tình hình áp dụng iso 9001 tại việt nam, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Các công ty vẫn chưa thể thích ứng với việc lập ra kế hoạch và tuân thủ theo những gì mà tiêu chuẩn đã hoạch định.
3. Chưa hiểu rõ mức độ quan trọng của lãnh đạo trong việc áp dụng ISO 9001
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức chưa hiểu rõ được sự cam kết của lãnh đạo trong việc cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 xuyên suốt quá trình.
Bên cạnh đó, các tổ chức cũng chưa biết phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, vị trí trong công ty và sự phối hợp với nhau như thế nào.
Thực trạng áp dụng iso 9001 ở việt nam gặp nhiều khó khăn
Tại Việt nam thì bộ tiêu chuẩn ISO 9001 đã bắt đầu được giới thiệu từ năm 1990 và được áp dụng rộng rãi trong khắp các lĩnh vực. ISO 9001 được cấp chứng chỉ lần đầu tiên ở VN vào năm 1995, phát triển mạnh và đạt đỉnh vào 2009, sau đó gặp những khó khăn rồi chững lại, giảm vào 2010 và tiếp tục phát triển từ 2012 cho đến nay.
Hiện nay, chứng nhận ISO 9001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức ở Việt Nam với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, đặc biệt với các ngành nghề như Hành chính công, Chế biến đồ ăn, thực phẩm (đồ uống như bia rượu, nước giải khát, thuốc lá…), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách sạn đang chiếm một tỷ lệ lớn.
Đối với nền kinh tế đang phát triển của nước ta hiện nay đòi hỏi bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001 để góp phần thúc đẩy việc toàn cầu hóa tốt hơn. Hy vọng trong thời gian tới, tình hình áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam sẽ còn diễn ra nhiều hơn và được áp dụng mạnh mẽ hơn nữa tại các doanh nghiệp và tổ chức.