Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn Quốc tế, được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành nhằm mục đích hỗ trợ các tổ chức thuộc mọi loại hình, với mọi quy mô hoạt động trong việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý một cách hiệu quả nhất.
Ban đầu, bộ tiêu chuẩn này được xây dựng và áp dụng bắt nguồn cho lĩnh vực sản xuất nhưng hiện tại, bộ tiêu chuẩn này có thể được áp dụng rộng rãi cho tất cả các loại hình tổ chức, bao gồm cả các tổ chức cung cấp dịch vụ bao gồm cả các trường Đại học, Cao đẳng. Chính vì vậy, có thể kết luận, bộ tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng có thể được áp dụng cho mọi loại hình và lĩnh vực kinh doanh trên thị trường hiện nay.
– Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng: tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chất lựợng và quy định các thuật ngữ cho các hệ thống quản lý chất lượng, nó chứa đựng những ngôn ngữ cốt lõi của bộ tiêu chuẩn ISO 9000
– Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu: Đây là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, nó sử dụng ở bất kì tổ chức mà thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt hay phục vụ cho bất kì 1 sản phẩm nào hoặc cung cấp bất kì kiểu dịch vụ nào. Nó đem lại số lượng yêu cầu mà các tổ chức cần phải hoàn thành nếu như nó làm vừa lòng khách hàng thông qua những sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh mà làm thỏa mãn mong chờ của khách hàng. Đây chỉ là sự thực hiện một cách đầy đủ đối với bên kiểm soát thứ ba mà trao bằng chứng nhận.
– Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chỉ có thể được cấp kể từ ngày 15/09/2015 và mọi giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/09/2018
– Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 Hệ thống quản lý chất lượng – Quản lý cho sự thành công lâu dài của tổ chức – Một cách tiếp cận quản lý chất lượng.
– Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.
Trong đó, tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được xem là phần cốt yếu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và mới nhất là ISO 9001:2015 .
Để được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, các tổ chức, doanh nghiệp cần tuân theo các bước sau:
– Tổ chức, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một chuyên gia có kinh nghiệm để được hướng dẫn, tư vấn. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức đứng ra cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một tổ chức tư vấn có uy tín và kinh nghiệm. Bởi đây phải là người am hiểu cặn kẽ về các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng, có kinh nghiệm để xây dựng và hướng dẫn doanh nghiệp vận hành hệ thống theo đúng những yêu cầu để được chứng nhận sau này. Không những yêu cầu về mặt kiến thức và kinh nghiệm, những chuyên gia tư vấn này còn phải là những người cực kỳ nhạy bén, để có thể sát cánh cùng doanh nghiệp xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng, vận hành và chuyển đổi hệ thống.
– Tiến hành xây dựng và vận hành hệ thống quản lý của doanh nghiệp theo mô hình chuẩn. Doanh nghiệp cần xác định rằng, để có thể có được hệ thống quản lý chất lượng iso 9001, cần phải có sự tham gia của tất cả các cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp chứ không đơn thuần chỉ là sự tham gia của các cấp quản lý. Một hệ thống quản lý chất lượng phải là một hệ thống đảm bảo cung cấp được những công cụ cũng như môi trường hoạt động tối ưu nhất cho mỗi nhân viên, để đảm bảo nhân viên phát huy tối đa được năng lực, cũng như có đầy đủ tinh thần, trách nhiệm và nhiệt huyết đối với công việc được giao.
Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso, vai trò của người giám sát nội bộ là vô cùng quan trọng. Đây chính là người đứng ra ghi chép, phân tích và kiểm tra quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, phát hiện ra những thiếu sót của hệ thống để cùng với các chuyên gai tư vấn nhanh chóng đưa ra được những giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp hoàn thiện được hệ thống quản lý chất lượng.
Trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp, việc đào tạo và hỗ trợ liên tục cho nhân viên là một trong những yêu cầu quan trọng. Đội ngũ nhân viên được đào tạo thích hợp để đảm bảo họ đủ năng lực thực hiện các chức năng công việc của mình. Bạn phải lưu hồ sơ về kinh nghiệm, học vấn và đào tạo để xác định được năng lực của mỗi nhân viên. Các yêu cầu về đào tạo có thể được thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn khác nhau.
– Doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một tổ chức uy tín, có đầy đủ năng lực, thẩm quyền và được cấp phép để đánh giá và cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp. Về cơ bản, lựa chọn một tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng iso cũng giống như lựa chọn bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ nào khác. Do vậy, cần tuân theo các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp, xây dựng tiệu chí lựa chọn, xem xét những lời chào mời sử dụng dịch vụ đã có sẵn trên thị trường, đối chiếu với các tiêu chí đã lập ra, lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng tốt nhất các tiêu chí và tiến hành mua hàng.
– Yêu cầu về việc đánh giá chất lượng ISO 9001 thường xuyên. Doanh nghiệp cần phải thường xuyên đánh giá chất lượng nội bộ hệ thống của tổ chức mình. Các chuyên gia đánh giá sẽ kiểm tra các quy trình đó trong Sổ tay Chất lượng xem doanh nghiệp có làm đúng theo hay không và sẽ xác định bất kỳ vấn đề có thể phải được điều chỉnh nào.
Tự hào là một tổ chức có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và cấp chứng nhận iso 9001 hệ thống quản lý chất lượng, chúng tôi khẳng định mang đến cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý, phù hợp cho mọi loại hình đối tượng doanh nghiệp và tổ chức.
Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin dưới đây để nhận được sự tư vấn hiệu quả:
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ISOCUS
Trụ sở: Số nhà 3 ngõ 75/85 đường Phú Diễn, tổ 5, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng giao dịch Hải Phòng: Nhà số 12A, Ngõ 810, đường Ngô Gia Tự, phường Thành Tô, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Email: isocus@gmail.com
Website: https://isocus.vn
HOTLINE: 0978.679.199