NHỮNG KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ISO 9001
Chat Zalo
Chat ngay

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ISO 9001

Tác giả: ISOCUS | 24-01-2019, 4:17 pm
Tại Việt Nam, không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng thành công và đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận ISO. Vì sao việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn?

 

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng sản phẩm, dịch vụ có thể được sử dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đạt được chứng nhận ISO 9001 là những bằng chứng khách quan chứng minh được rằng một doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, thỏa mãn mọi yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng;

Chứng nhận ISO 9001 mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và doanh nghiệp như:

  • Tạo đà cho việc sản xuất ra những loại hàng hóa (bao gồm sản phẩm và dịch vụ) tốt nhất.
  • Năng suất lao động tăng. Hiệu quả công việc được cải thiện. Giá thành giảm do tiết kiệm được các khoản chi phát sinh không đáng có.
  • Tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ
  • Tăng uy tín của công ty.
  • Tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

Những lợi ích to lớn không thể phủ nhận trên đây giải thích cho việc vì sao các doanh nghiệp đều muốn có được “tấm vé ISO”.

 

Việc thực hiện ISO trên thực tế không đòi hỏi quy trình sản xuất theo công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân sự trình độ cao mà mục đích chính là nhằm tạo ra một hệ thống cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ổn định và phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Quá trình triển khai dự án ISO 9001 thường gặp khó khắn bởi các lý do sau:

1. Khó khăn khi phải thay đổi những thói quen cũ chưa tốt bằng thói quen mới tốt hơn.

  • Trước cơ hội áp dụng một tiêu chuẩn hoàn toàn mới mẻ, doanh nghiệp sợ sẽ mất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu. Chính “sức ì” tâm lý quá lớn đã ăn sâu vào tiềm thức khiến doanh nghiệp “ngại” thay đổi và bằng lòng với những gì mình đang có.
  • Họ ngại mất nhiều thời gian, công sức trong việc tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia vào các khóa học về iso, các lớp chuyên ngành đào tạo về ISO được tổ chức.

2. Khó khăn khi xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng.

  • Việc ghi lại những gì đang làm một cách có hệ thống khá phức tạp dẫn đến việc không khách quan khi đánh giá thực trạng hệ thống của mình khi so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (nên thường cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn iso)
  • Việc xây dựng thói quen thực hiện có kế hoạch, tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn ISO và ghi lại những gì đã làm là một công việc tốn nhiều công sức, thời gian;

Khó khăn khi chưa triển khai ISO 9001:2015

   3. Khó khăn trong vai trò của lãnh đạo

  • Phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng vị trí và sự phối hợp giữa các bộ phận;
  • Cung cấp nguồn lực: thời gian, đào tạo, sự hợp tác;
  • Kiểm soát, duy trì hệ thống thường xuyên;

Trên đây chỉ là 3 trong số những nguyên nhân rất tiêu biểu nói lên thực trạng khó khăn của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 tại Việt Nam.

Để khắc phục những yếu điểm này, doanh nghiệp cần phải được tư vấn ISO để có được những hiểu biết đầy đủ, chính xác và khách quan phù hợp với đơn vị của mình.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299