NGÀY NHÀ VỆ SINH THẾ GIỚI (WORLD TOILET DAY) 19/1 VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO
Chat Zalo
Chat ngay

NGÀY NHÀ VỆ SINH THẾ GIỚI (WORLD TOILET DAY) 19/1 VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO

Tác giả: ISOCUS | 23-11-2017, 7:36 pm

NGÀY NHÀ VỆ SINH THẾ GIỚI (WORLD TOILET DAY) 19/1
VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO

Đã đến lúc cần suy nghĩ lại về Nhà vệ sinh. Với khoảng 4,5 tỷ người trên thế giới không có điều kiện vệ sinh hợp lý. Đây là vấn đề liên quan đến cuộc sống và cái chết. Việc mọi người may mắn được tiếp cận với một nhà vệ sinh hợp lý và hợp vệ sinh thì cũng là kết quả đến từ sự đóng góp của quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế của ISO có liên quan đến vệ sinh cho cộng đồng.

Vệ sinh hiệu quả cho tất cả mọi người là một trong những mục tiêu của Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs). Đến năm 2030, phân do con người thải ra phải được chứa đựng, vận chuyển, xử lý và xử lý một cách an toàn và bền vững.

Ngày Nhà vệ sinh Thế giới năm nay, được tổ chức vào ngày 19 tháng 11, tập trung vào nước thải và tầm quan trọng của việc xử lý nước thải và tái sử dụng. Chất thải được xử lý an toàn có thể là một nguồn dinh dưỡng, năng lượng và nước bền vững và có giá trị. Bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 16075 về tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp có thể giúp nông dân khai thác một cách an toàn tài nguyên giàu dinh dưỡng và giá rẻ này. Nông dân nghèo và những người sống trong các khu vực khan hiếm nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Vệ sinh hiệu quả cũng rất quan trọng để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs) khác, bởi vì khi phân phát tán ra làm lây lan bệnh, làm cho người mắc bệnh và dẫn đến cái chết của hàng ngàn trẻ em mỗi năm. Để đảm bảo hệ thống nước thải không bị gián đoạn ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất, Tiêu chuẩn quốc tế ISO 24518 cung cấp một hệ thống về quản lý khủng hoảng vững chắc cho các công trình cấp nước.

Nhưng điều gì xảy ra khi các hệ thống cống rãnh không tồn tại, như tình trạng chung của một phần lớn các khu vực trên thế giới? Ví dụ ở Châu Phi Hạ Sahara, có khoảng 90% dân số đô thị không có hệ thống thoát nước. Ở những khu vực mà người ta buộc phải dựa vào nhà vệ sinh hoặc bể tự hoại, Tiêu chuẩn quốc tế ISO 24521 sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ thu gom và xử lý rác một cách an toàn. Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn thiết thực về quản lý và duy trì các dịch vụ nước thải tại chỗ hoặc quản lý bùn phân (faecal sludge management - FSM) cho hầu hết các chuyên gia tư vấn đào tạo, đánh giá rủi ro và thiết kế các hệ thống cơ bản.

Thực tế, hệ thống vệ sinh tại chỗ thường không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, chi phí xây dựng hệ thống cống rãnh là quá tốn kém đối với nhiều quốc gia, nơi nước khan hiếm và chi phí cho năng lượng rất tốn kém. Mỗi lần đi vệ sinh xong, chúng tôi sử dụng một vài lít nước - một sự xa xỉ không phải ai cũng có thể mua được. Đó là lý do tại sao Ban kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO/PC 305 đã tiến hành một sự án về hệ thống vệ sinh không đường ống cống nhằm cung cấp một giải pháp mới về vệ sinh. Doulaye Koné, Trưởng ban kỹ thuật ISO/PC 305 nói: "Chúng ta đã đặt chân đến Sao Hỏa, chúng ta mang theo máy tính, nhưng chúng ta đã không thay đổi nhà vệ sinh trong hơn hai trăm năm qua".

Theo Doulaye Koné, Trưởng ban kỹ thuật ISO/PC 305: Giải pháp mà Ban kỹ thuật đang tìm kiếm, nghiên cứu cần được thực hiện, an toàn. Những nhà vệ sinh kiểu mới này sẽ vận hành không cần điện lưới (không hệ thống ống cống) và quản lý chất thải tại chỗ, và thu hồi các nguồn năng lượng như điện, nước sạch (để xối rửa), nhiên liệu rắn hoặc làm phân bón cho các mục đích khác.

Nhà vệ sinh mang tính sáng tạo này có tồn tại không? Theo Doulaye, chúng ta có công nghệ để tạo ra chúng, nhưng tại thời điểm này chi phí sản xuất quá đắt. Chúng ta cần một tiêu chuẩn quốc tế để hướng dẫn các nhà nghiên cứu, thúc đẩy cạnh tranh, tạo lòng tin giữa người tiêu dùng và chính phủ, để các giải pháp này có thể sẵn có cho mọi người. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 30500 mới sẽ đưa ra các yêu cầu cần thiết và dự kiến sẽ được công bố vào năm 2018.

Mặc dù tiêu chuẩn quốc tế ISO 24521 là tiêu chuẩn tuyệt vời cho các nhà cung cấp dịch vụ về hệ thống vệ sinh tại chỗ, nhưng ISO 30500 sẽ là một công cụ thay đổi cuộc chơi cho bất kỳ quốc gia nào muốn giới thiệu các sản phẩm và công nghệ mới. Doulaye Koné kết luận: "Đây là một gợi ý quan trọng cho ngành sản xuất và dịch vụ vệ sinh và các ngành liên quan đến vệ sinh đang tiếp cận và các mô hình dịch vụ đang thay đổi, đặc biệt là đối với các thị trường mới nổi và đang phát triển, nơi mà các hệ thống này ngày càng cần phải vận hành ngoài lưới điện (off-grid) một cách bền vững.

Các Tiêu chuẩn quốc tế liên quan:
• ISO 16075-1:2015, Guidelines for treated wastewater use for irrigation projects - Part 1: The basis of a reuse project for irrigation
• ISO 24518:2015, Activities relating to drinking water and wastewater services - Crisis management of water utilities
• ISO 24521:2016, Activities relating to drinking water and wastewater services - Guidelines for the management of basic on-site domestic wastewater services
• ISO/DIS 30500, Non-sewered sanitation systems - Prefabricated integrated treatment units - General safety and performance requirements for design and testing



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299