Nâng cấp tiêu chuẩn ISO 9001:2015 từ phiên bản cũ ISO 9001:2008
Chat Zalo
Chat ngay

Nâng cấp tiêu chuẩn ISO 9001:2015 từ phiên bản cũ ISO 9001:2008

Tác giả: ISOCUS | 09-01-2019, 11:11 am
Ngày 15/09/2015 Tổ chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Điều này có nghĩa sau ngày 14/09/2018 là mọi giấy chứng nhận ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực và các doanh nghiệp phải xây dựng chứng nhận ISO 9001:2015 kể từ ngày 15/09/2015.

CÁC THAY ĐỔI CHÍNH CỦA PHIÊN BẢN MỚI

Phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có sự thay đổi cả về cấu trúc lẫn nội dung và được tóm tắt như sau:

1. Tập trung vào quản lý rủi ro:

- Phiên bản mới định nghĩa "rủi ro" là kết quả không chắc chắn về một kết quả được kỳ vọng.

- Về cơ bản, phiên bản mới có nhận thức cao hơn về rủi ro. Doanh nghiệp nên nhận diện và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn. Sau khi xác định, đánh giá và phân cấp mỗi rủi ro, doanh nghiệp có thể quyết định chấp nhận, phòng tránh rủi ro hoặc thiết lập các phương án hành động thích hợp để giảm thiểu tác động của nó.

2. Thay đổi cấu trúc:

Những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc tiêu chuẩn ISO 9001 là việc nâng cấp theo một cấu trúc đồng nhất, được thiết kế để thúc đẩy quá trình đồng dạng hóa về cấu trúc và định nghĩa giữa các hệ thống quản lý được chứng nhận, cũng như việc chuẩn hóa các thuật ngữ và định nghĩa để việc hiểu và triển khai thực hiện tích hợp các tiêu chuẩn được dễ dàng, thuận lợi hơn.

ISO 9001:2008

 

ISO 9001:2015

1. Phạm vi áp dụng

 

1. Phạm vi áp dụng

 2. Tài liệu viện dẫn

 

2. Tài liệu viện dẫn

 3. Thuật ngữ và định nghĩa

 

3. Thuật ngữ và định nghĩa

 4. Hệ thống quản lý chất lượng

Hoạch định (P)

4. Bối cảnh của tổ chức

 5. Trách nhiệm của lãnh đạo

 

5. Lãnh đạo

 6. Quản lý nguồn lực

 

6. Hoạch định

 

7. Hỗ trợ

 7. Tạo nguồn lực

Thực hiện (D)

8. Quá trình hoạt động

 8. Đo lường, phân tích và cải tiến

Kiểm tra (C)

9. Đánh giá kết quả thực hiện

Cải tiến (A)

10.Cải tiến


3. Thay đổi nội dung các yêu cầu:
 

- Cách tiếp cận theo quá trình:

- Việc đặt tên của đầu vào, đầu ra của các quá trình được yêu cầu một cách rõ ràng trong tiêu chuẩn.

4. Sổ tay chất lượng:

Không có yêu cầu chính thức về việc thiết lập Sổ tay chất lượng; tuy nhiên yêu cầu về nội dung vẫn được duy trì.

5. Đại diện lãnh đạo về chất lượng:

Yêu cầu về chức năng này vẫn được thiết lập, nhưng không phụ thuộc vào vị trí của người giữ nhiệm vụ đó trong tổ chức. Yêu cầu về việc phải là "thành viên ban quản lý" đã được loại bỏ.

6. Thực hiện các mục tiêu chất lượng:

Khi lập kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng, Doanh nghiệp phải xác định ai chịu trách nhiệm, khi nào thì mục tiêu được xem là hoàn thành và kết quả sẽ được đánh giá như thế nào.

7. Đối phó với rủi ro:

Doanh nghiệp phải xác định các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu về sản phẩm và quá trình. Công ty phải có kế hoạch để đối phó với rủi ro và đánh giá hiệu quả của những hành động này.

8. Hành động phòng ngừa:

Trong phiên bản mới này, không có điều khoản riêng biệt cho “Hành Động Phòng Ngừa” vì việc áp dụng “công cụ phòng ngừa” vốn dĩ đã là một trong những tiêu chí chính của một hệ thống quản lý chất lượng.

9. Thông tin dạng văn bản:

Khái niệm “thông tin dạng văn bản” sẽ thay thế “tài liệu và hồ sơ”. Sự thay đổi này đồng thời áp dụng cho sự diễn giải tất cả những quá trình. Những quy trình văn bản vốn được yêu cầu trước kia của tiêu chuẩn sẽ không cần cần thiết.

10. Truyền thông:

Doanh nghiệp phải xác định cách thức mà thông tin sẽ được chia sẻ và truyền đạt: khi nào, với ai và như thế nào.

11. Gia công bên ngoài:

Phiên bản mới xem "hàng hóa được cung cấp từ nguồn bên ngoài" cũng giống như "các dịch vụ được cung cấp từ nguồn bên ngoài ".

12. Xem xét của lãnh đạo:

Phạm vi xem xét của lãnh đạo sẽ được mở rộng qua việc tăng cường những khía cạnh liên quan đến “Đường lối chiến lược của tổ chức”, tập trung vào “ Những bên quan tâm” cũng như “Đánh giá rủi ro và cơ hội” trên cấp độ chiến lược.

CHUYỂN ĐỐI TỪ ISO 9001:2008 SANG ISO 9001:2015 NHƯ THẾ NÀO

- Các tổ chức đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cần thực hiện những hoạt động sau để chuyển đổi cập nhật lên ISO 9001:2015

- Đánh giá HTQLCL đang áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để xác định những điểm chưa phù hợp.

- Tổ chức đào tạo và truyền đạt các điểm mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

- Cập nhật, xây dựng các văn bản cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn sửa đổi.

- Xác nhận hiệu lực của hệ thống quản lý (thông qua các hoạt động như đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo).

- Đăng ký đánh giá chứng nhận (trong lần đánh giá giám sát, đánh giá tái chứng nhận, hoặc cuộc đánh giá riêng). 



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299