ISO 26000 với tổ chức nhỏ và vừa
Chat Zalo
Chat ngay

ISO 26000 với tổ chức nhỏ và vừa

Tác giả: ISOCUS | 15-04-2017, 11:43 am
Các tổ chức nhỏ và vừa (SMO) là các tổ chức có số lượng lao động, hoặc quy mô...

Các tổ chức nhỏ và vừa (SMO) là các tổ chức có số lượng lao động, hoặc quy mô hoạt động tài chính nằm dưới những giới hạn nhất định. Ngưỡng quy mô giữa các quốc gia có sự khác nhau. Với mục đích của tiêu chuẩn này, SMO bao gồm những tổ chức rất nhỏ được gọi là “vi” tổ chức.

Việc tích hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ SMO có thể được tiến hành thông qua những hành động thực tế, đơn giản và hiệu quả về chi phí, và không cần phải phức tạp hay tốn kém. Nhờ có quy mô nhỏ và khả năng linh hoạt, dễ đổi mới hơn, trên thực tế, SMO có những cơ hội đặc biệt tốt đối với trách nhiệm xã hội. Các tổ chức này thường linh hoạt hơn về mặt quản lý tổ chức, thường có sự tiếp xúc gần gũi với cộng đồng địa phương và lãnh đạo cao nhất của chúng thường có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hoạt động của tổ chức.

Trách nhiệm xã hội bao gồm việc chấp nhận một phương pháp tích hợp để quản lý các hoạt động và tác động của tổ chức. Tổ chức cần tập trung và theo dõi những tác động của các quyết định và hoạt động của nó đối với xã hội và môi trường có tính đến cả quy mô của tổ chức và và tác động của nó. Tổ chức có thể không sửa chữa ngay được mọi hậu quả tiêu cực của các quyết định và hoạt động của mình. Do đó, cần đưa ra những lựa chọn và lập thứ tự ưu tiên.

Những xem xét dưới đây có thể hữu ích. SMO cần:

− tính đến việc những thủ tục quản lý nội bộ, báo cáo với các bên liên quan và các quá trình khác có thể linh hoạt hơn và không chính thống đối với SMO so với những đối tác lớn hơn khác của tổ chức, với điều kiện là phải đảm bảo các cấp độ minh bạch phù hợp;

−  nhận thức rằng khi xem xét cả bảy vấn đề cốt lõi và nhận biết các vấn đề liên quan, cần tính đến hoàn cảnh riêng của tổ chức, các điều kiện, nguồn lực và quyền lợi của các bên liên quan, thừa nhận rằng tất cả các vấn đề cốt lõi, nhưng không phải mọi giải pháp sẽ phù hợp với mọi tổ chức;

− tập trung vào giai đoạn khởi đầu các vấn đề và các tác động có tầm quan trọng lớn nhất đối với sự phát triển bền vững. SMO cũng cần có kế hoạch tập trung duy trì các giải pháp và tác động một cách kịp thời;

− tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ quan chính phủ liên quan, các tổ chức đoàn thể (như các hiệp hội ngành và các tổ chức ô hoặc đồng đẳng) cũng như cơ quan tiêu chuẩn quốc gia trong việc xây dựng các hướng dẫn và chương trình thực hành để áp dụng tiêu chuẩn này. Những hướng dẫn và chương trình này cần được điều chỉnh theo tính chất và nhu cầu cụ thể của SMO và các bên liên quan; và

− khi thích hợp, phối hợp hành động với các tổ chức đồng đẳng và cùng ngành chứ không hoạt động riêng rẽ, để tiết kiệm nguồn lực và tăng cường năng lực hoạt động. Ví dụ, đối với các tổ chức hoạt động trong cùng một hoàn cảnh và lĩnh vực, việc nhận biết và tham gia với các bên liên quan đôi khi sẽ hiệu quả hơn nếu có sự phối hợp.

Trách nhiệm xã hội mang lại lợi ích cho SMO vì những lý do đề cập trong tiêu chuẩn này. SMO có thể thấy rằng các tổ chức khác mà nó có mối quan hệ coi những nỗ lực hỗ trợ cho SMO là một  phần trách nhiệm xã hội của bản thân họ.

Các tổ chức có năng lực và kinh nghiệm hơn về khía cạnh trách nhiệm xã hội có thể xem xét việc hỗ trợ cho các SMO, bao gồm cả việc trợ giúp họ nâng cao nhận thức về những giải pháp trách nhiệm xã hội và thực hành tốt.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299