Hệ thống quản lý năng lượng Tiêu chuẩn ISO 50001
Chat Zalo
Chat ngay

Hệ thống quản lý năng lượng Tiêu chuẩn ISO 50001

Tác giả: ISOCUS | 07-01-2019, 9:55 am
Dịch vụ Tư vấn ISO 50001:2018 - Chứng nhận ISO 50001:2018 của ISOCUS cung cấp: - Cam kết tiến độ - Chi phí trọn gói (không phát sinh phụ phí) - Chuyên gia cao cấp tới từ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam

I. ISO 50001 là gì?

ISO 50001: 2011 là tiêu chuẩn quốc tế mới, tích hợp sử dụng năng lượng tốt vào thực tiễn quản lý hàng ngày. Tiêu chuẩn ISO được thiết kế để thay thế Tiêu chuẩn Anh về quản lý năng lượng, BS 16001. Tiêu chuẩn này không yêu cầu phải được chứng nhận bên ngoài vì nó được thiết kế cho các tổ chức sử dụng nội bộ như một công cụ tiết kiệm năng lượng.

II. Đối tượng áp dụng

Cũng như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, ISO 50001 được thiết kế phù hợp để áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không phụ thuộc quy mô hay hoạt động, nhà nước hay tư nhân, bất kể vị trí địa l‎ý. ISO 50001 không cố định các mục tiêu cải tiến trong hiệu quả sử dụng năng lượng. Các mục tiêu được thiết lập tùy thuộc vào tổ chức sử dụng hay các quy định pháp luật liên quan. Điều này có nghĩa mọi tổ chức đều có thể áp dụng ISO 50001 để xây dựng các mục tiêu năng lượng phù hợp với loại hình cũng như năng lực của tổ chức.

III. Những lợi ích của quản lý năng lượng ISO 50001 là gì?

  • Cải tiến các hoạt động quản lý, điều hành nhằm giảm các chi phí đầu vào dành cho năng lượng.
  • Khuyến khích sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng dựa trên các nguồn lực sẵn có.
  • Thúc đẩy các sáng kiến cải tiến liên quan đến sử dụng và tiêu thụ năng lượng.
  • Hướng tới sử dụng hiệu quả các thiết bị tiêu thụ năng lượng.
  • Giúp đưa ra các đánh giá và ưu tiên ứng dụng các công nghệ và thiết bị mới có tính năng tiết kiệm năng lượng.
  • Tạo điều kiện để so sánh, đo lường và lập báo cáo tiết kệm năng lượng.
  • Tạo môi trường thuận lợi nhằm truyền đạt thông tin về quản lý các nguồn năng lượng.
  • Góp phần phổ biến và nhân rộng các hành vi thực hành tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng.
  • Hình thành mô hình thúc đẩy nâng cao hiệu quả năng lượng thông qua chuỗi cung cấp.
  • Giảm các tác động môi trường thông qua giảm phát thải carbon và các khí nhà kính khác.

IV. Quy trình áp dụng ISO 50001

Bước 1: Xây dựng chính sách năng lượng:

Chính sách năng lượng là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thông quản lý năng lượng của tổ chức  sao cho tổ  chức  có thể  cải tiến  hiệu  quả  sử dụng  năng  lượng của mình. Chính sách can phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất ve việc tuân thủ theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, cam kết nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và không ngừng cải tiến. Đây là bước đầu tiên và là nen tảng để xây dựng và thực hiện HTQLNL. Chính sách năng lượng phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý năng lượng:

Đây là bước cơ bản trong việc xây dựng HTQLNL. Các công việc can thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:

  • Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về năng lượng mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương.
  • Xác định hiện trạng sử dụng năng lượng của tổ chức từ đó đánh giá và xác định những công đoạn tiêu thụ năng lượng đáng kể nhằm tìm ra những cơ hội cải tiến.
  • Xác định chỉ số hiệu quả  năng  lượng (EnPI) và đường  năng  lượng cơ  sở của doanh nghiệp. Chỉ số hiệu quả năng lượng và đường năng lượng cơ sở sẽ là thước đo độ hiệu quả của việc cải tiến HTQLNL.
  • Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chuơng trình quản lý năng luợng. Mỗi chuơng trình cần mô tả cách thức để tổ chức đạt đuợc các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và nguời chịu trách nhiệm thực hiện các chuơng trình này.

 

Bước 3: Thực hiện điều hành:

Đây là giai đoạn đưa HTQLNL vào hoạt động. Những thông tin đau ra của bước lập kế hoạch sẽ được sử dụng trong việc thực hiện và điều hành. Các công việc can thực hiện gồm có:

  • Xác định  nhu  cầu đào  tạo,  tiến hành  đào  tạo, nâng cao nhân thức cho ban lãnh đạo cũng như người lao động.
  • Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ cũng như bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý năng lượng.
  • Xây dựng và kiểm soát  hệ thống tài  liệu, hồ  sơ phục  vụ  cho việc  kiểm soát hệ thống quản lý môi trường cũng  như cung  cấp thông tin đầu  vào cho việc xem xét của lãnh đạo sau này.
  • Xác đinh và tiến hành kiểm soát đối với các hoạt động của tổ chức liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng đáng kể để đảm bảo các hoạt động này được tiến hành trong những điều kiện riêng biệt.
  • Các cơ hội để cải tiến hiệu suất sử dụng năng lượng can được xem xét trong quá trình thiết kế hoặc mua hàng của tổ chức.

Bước 4: Kiểm tra:

Giai đoạn này nhằm đánh giá tính hiệu quả của hệ thống và cung cấp dữ liệu cho xem xét của lãnh đạo. Giai đoạn này gồm các công việc:

  • Giám sát, đo lường và phân tích các yếu tố của HTQLNL nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra.
  • Đánh giá sự tuân thủ đối với luật định hoặc các quy định khác mà  tổ  chức phải thực hiện.
  • Tiến hành định kỳ đánh giá  nội bộ trong tổ chức để đảm  bảo hệ thống phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 50001.
  • Tiến hành xác định các đem không phù hợp đã có hoặc có thể xảy ra, thực hiện sự khắc phục cần thiết, tiến hành các hành động khắc phục và hành động phòng ngừa.
  • Có quy trình kiểm soát hồ sơ

Bước 5: Xem xét của lãnh đạo:

Ban lãnh đạo của tổ chức cần định kỳ tiến hành xem xét dựa vào những dự liệu đo lường trong quá trình vân hành, kết quả đánh giá nội bộ, mục tiêu và chỉ tiêu đã đe ra từ đó đưa ra những thay đổi trong HTQLNL để phù hợp với tình hình mới.

 


Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299