Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001
Chat Zalo
Chat ngay

Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001

Tác giả: ISOCUS | 19-04-2017, 5:54 pm
Ngày 15 tháng 6 năm 2011, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn...

Ngày 15 tháng 6 năm 2011, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001:2011 Hệ thống Quản lý năng lượng.

– Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

ISO 50001 được khởi nguồn kể từ năm 2007 qua kiến nghị của UNIDO

– Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc

– Về việc yêu cầu ISO thiết lập một tiêu chuẩn quốc tế về HTQLNL. Sau đó đến năm 2008, ISO nhất trí thành lập Ủy Ban Dự án PC 242 có nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn HTQLNL trên cơ sở thống nhất từ các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực khác. Ủy ban này gồm có 35 nước thường trực và hai bên tham gia là UNIDO và WEC.

– Hội đồng năng lượng thế giới. Qua quá trình xây dựng, năm 2011, tại Thụy Sỹ, PC 242 và Ban Tư vấn Kỹ thuật USTAGS đã chính thức ban hành tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001. Mục đích của hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn này là giúp mọi tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống QLNL nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.
ISO 50001 sẽ cung cấp những lợi ích sau đây:
– Cải tiến các hoạt động quản lý, điều hành nhằm giảm các chi phí đầu vào dành cho năng lượng.
– Khuyến khích sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng dựa trên các nguồn lực sẵn có.
– Thúc đẩy các sáng kiến cải tiến liên quan đến sử dụng và tiêu thụ năng lượng.
– Hướng tới sử dụng hiệu quả các thiết bị tiêu thụ năng lượng.
– Giúp đưa ra các đánh giá và ưu tiên ứng dụng các công nghệ và thiết bị mới có tính năng tiết kiệm năng lượng.
– Tạo điều kiện để so sánh, đo lường và lập báo cáo tiết kệm năng lượng.
– Tạo môi trường thuận lợi nhằm truyền đạt thông tin về quản lý các nguồn năng lượng.
– Góp phần phổ biến và nhân rộng các hành vi thực hành tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng.
– Hình thành mô hình thúc đẩy nâng cao hiệu quả năng lượng thông qua chuỗi cung cấp.
– Giảm các tác động môi trường thông qua giảm phát thải carbon và các khí nhà kính khác.
ISO 50001 được thiết kế dựa trên nguyên tắc tiếp cận theo chu trình PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến). Cụ thể như sau:

PDCA Yêu cầu chung  

Đặc điểm nổi bật

 

Hoạch định Các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu
khác
Xem xét năng lượng
Đường cơ sở năng lượng
Chỉ số hiệu quả năng lượng
Mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và kế
hoạch hành động quản lý năng lượng
 

Nêu rõ cam kết của lãnh đạo cao nhất, trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo đại diện
Thuật ngữ “sử dụng năng lượng đáng kể” được dùng cho thiết bị, quy trình, hệ thống hay khu vực sử dụng nhiều năng lượng hoặc có tiềm năng cải thiện năng lượng lớn.
Các biến liên quan ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng
Đường cơ sở năng lượng là chuẩn định lượng để so sánh hiệu quả năng lượng.

Thực hiện  

Năng lực, đạo tạo và nhận thức
Trao đổi thông tin
Hệ thống tài liệu
Kiểm soát vận hành
Thiết kế
Mua năng lượng, dịch vụ, sản phẩm và thiết bị

Kiểm soát hoạt động bảo dưỡng được đưa vào kiểm soát vận hành.
Thiết kế mới hoặc sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bi, hệ thống và quy trình.
Kiểm tra  

Theo dõi, đo lường và phân tích
Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
Đánh giá nội bộ
Sự không phù hợp, sự khắc phục, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa
Kiểm soát hồ sơ

Tập trung đo lường các biến ảnh hưởng và chỉ số hiệu quả năng lượng.
Cải tiến Xem xét của lãnh đạo Trách nhiệm thuộc về lãnh đạo cao nhất

PDCA là chu trình (cycle) chuẩn mực được các nhà quản trị thường xuyên sử dụng trong việc xây dựng mô hình quản lý năng lượng. Trước hết, mọi việc bắt đầu bằng việc hoạch định, tức lập kế hoạch (Plan) cho những việc cần làm. Sau đó là đến khâu triển khai thực hiện (Do) những công việc đó. Tiếp theo là kiểm tra (Check) lại những việc đã làm xem có đúng không, có phù hợp không, có sai sót gì không. Cuối cùng là hành động khắc phục, phòng ngừa những sai sót, yếu kém, những điểm không phù hợp (Act) để cải tiến. PDCA giúp cho công việc được hoạch định và triển khai một cách bài bản, hạn chế được những sai sót dẫn đến thiệt hại, mất mát. Các tiêu chuẩn và quy định về quản lý năng lượng hiện nay có nhiều đặc điểm chung vì cùng được xây dựng trên nền tảng của chu trình PDCA, tuy nhiên cũng có sự thay đổi tinh tế trong ngôn ngữ, nội dung và phương pháp tiếp cận.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299