Đào tạo - Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 26000
Chat Zalo
Chat ngay

Đào tạo - Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 26000

Tác giả: ISOCUS | 07-01-2019, 2:28 pm
ISO 26000 cung cấp hướng dẫn về cách các doanh nghiệp và tổ chức có thể hoạt động một cách có trách nhiệm với xã hội. Điều này có nghĩa là hành động một cách đạo đức và minh bạch, góp phần cho sức khỏe và phúc lợi của xã hội.

1. Tiêu chuẩn ISO 26000 là gì?

ISO 26000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Hệ thống tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi loại tổ chức với mọi loại hình, quy mô và lĩnh vực khác nhau. Tiêu chuẩn này hỗ trợ họ trong nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội theo yêu cầu ngày càng tăng của xã hội.

ISO 26000 bao gồm hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu, và do đó nó không được sử dụng như một tiêu chuẩn chứng nhận giống như tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015.

2. ISO 26000 sẽ giúp các tổ chức như thế nào?
ISO 26000 áp dụng cho mọi loại hình tổ chức – không phân biệt qui mô, hoạt động hay vị trí – thực hiện trách nhiệm xã hội bằng việc đưa ra hướng dẫn về:

  • Khái niệm, điều kiện và điều khoản liên quan đến trách nhiệm xã hội;
  • Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội;
  • Các nguyên tắc và thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội;
  • Các đối tượng và vấn đề cốt lõi liên quan đến trách nhiệm xã hội;
  • Tích hợp, thực hiện và thúc đẩy cách hành xử trách nhiệm xã hội thông qua tổ chức và các chính sách cũng như hoạt động của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của nó;
  • Xác định và lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan;
  • Thông tin những cam kết, việc thực hiện và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội.

3. Các lợi ích của việc áp dụng ISO 26000

  • Chứng minh sản phẩm được tạo ra bởi môi trường làm việc lành mạnh và công bằng
  • Cải thiện hình ảnh và uy tín của Công ty
  • Thỏa mãn yêu cầu của một số thị trường.
  • Giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau.
  • Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty có thể dễ dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng.
  • Thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu luật pháp về trách nhiệm xã hội đối với người lao động.

4. ISO 26000 bao hàm những gì?

Nội dung của ISO 26000 được cấu trúc như sau:

  • Lời mở đầu
  • Giới thiệu
  • 1  Phạm vi
  • 2  Điều khoản
  • 3  Hiểu biết về trách nhiệm xã hội
  • 4  Các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội
  • 5  Nhận biết về trách nhiệm xã hội và việc tham gia của các bên liên quan
  • 6  Hướng dẫn về các đối tượng chính của trách nhiệm xã hội
  • 7  Hướng dẫn về việc tích hợp trách nhiệm xã hội thông qua một tổ chức
  • Phụ lục A – Các ví dụ về những sáng kiến và công cụ mang tính tự nguyện về trách nhiệm xã hội
  • Phụ lục B – Các khái niệm viết tắt  


Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299