Đánh giá việc trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp tự công bố thực phẩm thường
Chat Zalo
Chat ngay

Đánh giá việc trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp tự công bố thực phẩm thường

Xoay quanh vấn đề sửa đổi, bổ sung nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì một vấn đề đang được rất nhiều các tổ chức, cá lãnh đạo của Bộ Y tế, cũng như người dân quan tâm là vấn đề có nên bỏ việc công bố thực phẩm thường và giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp hay không?
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn0937619299
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

- Tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến hoạt động Công bố sản phẩm đông trùng hạ thảo

- Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của doanh nghiệp

- Tư vấn, tối ưu các chỉ tiêu kiểm nghiệm đông trùng hạ thảo để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nhanh chóng nhận kết quả kiểm nghiệm nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Y Tế.

HOTLINE TƯ VẤN TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ 

BẤM : 0937.619.299

- Soạn hồ sơ công bố sản phẩm theo form mẫu chuẩn và nộp tại Bộ Y Tế.

- Thay doanh nghiệp theo dõi bản công bố sản phẩm trên Bộ Y Tế.

- Thay doanh nghiệp nhận bản Công bố sản phẩm đông trùng hạ thảo tại Bộ và bàn giao cho doanh nghiệp ngay khi hoàn tất.

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.

- Đại diện công ty nước ngoài có đưa sản phẩm và lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

- Thương nhân công bố tiêu chuẩn bằng “Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm” kèm theo Bản tiêu chuẩn cơ sở.

- Thương nhân kinh doanh nhập khẩu thực phẩm làm thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu tiêu chuẩn tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm).

Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

Một số ý kiến cho rằng không nên bỏ việc công bố thực phẩm thường, vì nếu như bỏ công bố thực phẩm thường thì sẽ thiếu đi cơ chế “tiền kiểm” trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, và như vậy thì sẽ rất khó cho việc kiểm soát chất lượng khi đưa sản phẩm ra thị trường. Còn một số ý kiến lại cho rằng, việc bỏ công bố thực phẩm thường là cần thiết, vì thủ tục công bố thực phẩm tại Việt Nam còn rắc rối, gây khó khăn cho doanh nghiệp và thủ tục này trên thực tế không có hiệu quả.
 

Vấn đề có nên để cho doanh nghiệp quyền tự chủ trong vấn đề chất lượng sản phẩm thực phẩm thường hay không, vẫn là một vấn đề hết sức khó khăn. Vì bên cạnh những ưu điểm của việc bỏ công bố thực phẩm thường thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Chính vì vậy, cần đánh giá vấn đề một cách toàn diện để phù hợp với thực tiễn cũng như đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Đặc biệt, khi sản phẩm là thực phẩm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

     1.  Những ưu điểm của việc bỏ công bố thực phẩm thường, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp

Nhiều tổ chức, cá nhân nhận định rất tích cực về vấn đề bỏ công bố thực phẩm thường. Vì thực tiễn pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới đã không còn áp dụng việc công bố thực phầm thường từ rất lâu như Singapore, Nhật Bản, EU, Mỹ,… thay vào đó họ áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề quy trình sản xuất sản phẩm, cũng như kiểm tra sản phẩm khi bán trên thị trường. Nên hầu như trên thị trường không có sản phẩm không đạt chuẩn.

Trên thực tế, việc thực hiện thủ tục công bố còn chưa hiệu quả, các doanh nghiệp có thể công bố sản phẩm thật, nhưng đến lúc nhập khẩu sản phẩm giả thì cơ quan chức năng cũng rất khó để kiểm soát. Và thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhiều khi chỉ là kiểm tra giấy tờ, không có giá trị trên thực tế.

Việc bỏ công bố thực phẩm thường sẽ có những ưu điểm như sau:

Đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì khó khăn nhất với họ khi đưa hàng hóa bán ra trên thị trường đó chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Vì các quy định của pháp luật còn chồng chéo, hướng dẫn khó khiến cho cá doanh nghiệp không thể tự mình công bố được một hồ sơ hoàn chỉnh. Và nhiều khi doanh nghiệp phải mất đến 3-4 tháng cho một bộ hồ sơ công bố. Thời gian chờ đợi, cũng như tiền bạc bỏ ra nhiều, mà đến khi nhận được giấy công bố thì nhiều sản phẩm của doanh nghiệp đã bị hỏng, hết hạn sử dụng hoặc gần hết hạn sử dụng đặc biệt là những sản phẩm thời hạn sử dụng chỉ có 3-6 tháng. Gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

- Ưu điểm tiếp theo đó là tránh được những tiêu cực trong quá trình cấp phép hồ sơ công bố thực phẩm thường. Các doanh nghiệp khi kinh doanh thực phẩm sẽ tìm đủ mọi cách để có được bản công bố cho sản phẩm để có thể phân phối được sản phẩm ra thị trường. Chính vì vậy, vấn đề tiêu cực trong thủ tục hành chính là việc không thể tránh khỏi. Và việc bỏ thủ tục công bố cũng sẽ giảm thiểu được vấn đề này.

- Tránh được sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật. Theo luật An toàn thực phẩm thì việc công bố tiêu chuẩn chất lượng chỉ dành cho những thực phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, nhưng theo nghị định 38 hướng dẫn thì lại có cả công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho những sản phẩm không có quy chuẩn. Tức là các quy định rất khác biệt giữa luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn luật.

Phù hợp với thông lệ quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bỏ công bố thực phẩm thường. Chính vì vậy, để phù hợp với xu hướng chung, để hội nhập với các nước trong khu vực và toàn cầu thì việc bỏ thủ tục công bố thực phẩm thường là cần thiết. Thay vào đó, nên kiểm soát quy trình sản xuất và kiểm tra thị trường.

- Khi các doanh nghiệp được quyền tự chủ về chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Rất nhiều các doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm đều rất lo lắng về vấn đề công bố sản phẩm, chính vì vậy, họ thường hạn chế nhập khẩu nhiều sản phẩm mới. Nếu như các doanh nghiệp có quyền chủ động về chất lượng của sản phẩm thì chắc chắn là một tin vui đối với doanh nghiệp.

      2.  Nhược điểm của việc bỏ công bố thực phẩm thường, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp

Bên cạnh rất nhiều những ưu điểm nêu trên, thì nếu như bỏ công bố thực phẩm thường sẽ gặp phải rất nhiều những khó khăn, vướng mắc như sau:

Thiếu cơ chế kiểm soát chất lượng, theo như nhiều ý kiến của Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, thì việc bỏ thủ tục công bố thực phẩm thường sẽ tạo một kẽ hở rất lớn trong cơ chế quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Vì thiếu cơ chế kiểm soát phẩm phân phối ra thị trường.

- Bên cạnh đó, thì để có thể kiểm soát được sản phẩm lưu hành trên thị trường, mà không cần thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thì sẽ đòi hỏi một lực lượng rất lớn. Mà hiện tại, ở Việt Nam thì chưa đáp ứng được vấn đề này, nên nếu thực sự bỏ công bố thực phẩm thường thì sẽ không thể thanh tra, kiểm tra nổi tất cả các hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Ý thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa cao. Làm ăn vẫn theo kiểu thời cơ, trước mắt, và chỉ chú trọng vào lợi ích của mình. Và biết sản phẩm của mình chưa đủ điều kiện để bán ra thị trường thì vẫn tìm đủ mọi cách để đưa sản phẩm trên thị trường.

Nhận thức của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, nếu như thiếu đi cơ chế tiền kiểm, thì e rằng, người chịu thiệt thòi nhiều nhất lại chính là người tiêu dùng. Vì sẽ không thể phân biệt được đâu là hàng thật đâu là hàng kém chất lượng trên thị trường.

Từ những ưu, nhược điểu của việc bỏ công bố thực phẩm nêu trên, thì vấn đề giao cho các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng của thực phẩm thường vẫn là một vấn đề rất đáng lo ngại. Bên cạnh những lợi ích thì vẫn tồn tại rất nhiều những hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta phải xét đến việc, nếu như việc bỏ công bố thực phẩm thường mang lại nhiều lợi ích hơn so vơi những nhược điểm của nó, và những nhược điểm này có thể khắc phục được thì cần tìm ra hướng để khắc phục mà không thể vì ngại thay đổi mà giữ mãi quy định của luật cũ.

Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến vấn đề phù hợp với thực tế của Việt Nam để quyết định có nên bỏ toàn bộ công bố thực phẩm thường hay không, hay là chỉ bỏ một số loại sản phẩm không cần công bố,… Những vấn đề này cần tính toán thật kỹ lưỡng để tránh những rủi ro có thể phát sinh, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn luôn là vấn đề nóng của toàn xã hội.

HOTLINE TƯ VẤN TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ 

BẤM : 0937.619.299

 

 

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

+ Thông tin họ tên người liên hệ

+ Thông tin công ty : (Lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh)

+ Dịch vụ Yêu cầu

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

Đánh giá việc trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp tự công bố thực phẩm thường
Xoay quanh vấn đề sửa đổi, bổ sung nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì một vấn đề đang được rất nhiều các tổ chức, cá lãnh đạo của Bộ Y tế, cũng như người dân quan tâm là vấn đề có nên bỏ việc công bố thực phẩm thường và giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp hay không?
icon zalo
0937.619.299