Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Nghị định 15 năm 2018 Bộ Y tế
Chat Zalo
Chat ngay

Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Nghị định 15 năm 2018 Bộ Y tế

Ngày 02/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Nghị định là một cuộc cải cách về thủ tục hành chính trong ngành thực phẩm, hơn 90% sản phẩm thựcphẩm được tự công bố nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam. Nghị định 15/2018/NĐ-CP đặc biệt thắt chặt một số sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng phải xin giấy phép công bố thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn0937619299
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

  • Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tại Việt Nam.
  • Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp các tài liệu khách hàng cung cấp.
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm, gửi mẫu và nhận kết quả kiểm nghiệm.
  • Xây dựng hồ sơ công bố sản phẩm.
  • Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ Công bố tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình ra giấy phép.
  • Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.
  • Gửi khách hàng chỉ dẫn pháp lý sau công bố.

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

- Các đơn vị tổ chức doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm trong nước đã qua chế biến, bao gói sẵn.

- Các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp sản xuất kinh doannh phụ gia thực phẩm

- Các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ.

- Các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

NHẬN TƯ VẤN & BÁO GIÁ MIỄN PHÍ

Tại đây

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline : 0937.619.299

Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực ngay không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong quá trình soạn thảo hồ sơ công bố sản phẩm, thủ tục đăng ký công bố sản phẩm, cơ quan tiếp nhận công bố sản phẩm, ...

Để giúp khách hàng Doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc công bố sản phẩm thực phẩm, an tâm sản xuất, tiết kiệm thời gian và chi phí, ISOCUS đã tổng hợp một số thông tin hữu ích về công bố sản phẩm thực phẩm như sau:

HỒ SƠ CẦN CUNG CẤP ĐỂ LÀM CÔNG BỐ TPBVSK:

Đầu tiên, quý khách chuẩn bị các tài liệu theo hướng dẫn sau:

  1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) hoặc giấy chứng nhận y tế do Bộ Y tế của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp đó có nội dung thể hiện an toàn cho người sử dụng hoặc bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/ xuấ khẩu ( bản gốc Hợp pháp hóa lãnh sự);

- Mẫu sản phẩm; nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm

- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm (trong vòng 6 tháng)

- Bản công bố theo Mẫu số 02 thuộc Phụ lục 1 kèm theo Nghị định số 15/2018/ NĐ-CP

- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng)

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố

- Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000. Đây là tài liệu không bắt buộc. Nếu bạn có giấy này thì thời hạn công bố thực phẩm chức năng là 5 năm.

"Thực tế cho thấy bản kiểm nghiệm do nhà sản xuất cung cấp đa phần là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, hoặc một phần chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và chỉ tiêu vi sinh vật, còn chỉ tiêu kim loại nặng không có. Để thuận tiện cho việc công bố chất lượng sản phẩm, chúng tôi khuyến khích khách hàng gửi hàng mẫu về thực hiện kiểm nghiệm tại Việt Nam."

  1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; (2 bản sao y)

- Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có);

- Mẫu sản phẩm; nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm

- Bản giải trình công dụng của sản phẩm;

- Tài liệu chứng minh công dụng sản phẩm;

- Thực phẩm chức năng đặt gia công

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của đơn vị gia công;

- Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 của đơn vị gia công (nếu có);

- Hợp đồng gia công;

- Mẫu sản phẩm;

- Bản giải trình công dụng của sản phẩm;

- Tài liệu chứng minh công dụng sản phẩm;

Dựa trên những tài liệu quý khách cung cấp, ISOCUS sẽ soạn thảo bộ hồ sơ công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoàn chỉnh. Cam kết chính xác tuyệt đối, nộp là hợp lệ ngay.

NHẬN TƯ VẤN & BÁO GIÁ MIỄN PHÍ

Tại đây

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline : 0937.619.299

     KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM:

ISOCUS sẽ thực hiện dịch nhãn sản phẩm đối với những sản phẩm nhập khẩu bằng tiếng nước ngoài (trừ tiếng Anh). Sau đó chúng tôi sẽ tối ưu hóa các chỉ tiêu và thực hiện lên chỉ tiêu kiểm nghiệm, đảm bảo vẫn phù hợp với quy định của pháp luật mà tiết kiệm được chi phí cho Quý khách hàng.

Chúng tôi cam kết không thu phí dịch vụ giai đoạn kiểm nghiệm sản phẩm. Chi phí ISOCUS tạm ứng của khách hàng là chi phí thực tế các trung tâm kiểm nghiệm thu, có hóa đơn đỏ đứng tên doanh nghiệp trong phiếu kiểm nghiệm. Biểu phí được tính trên từng chỉ tiêu nên sản phẩm càng nhiều chỉ tiêu phí kiểm nghiệm càng cao.

     THỦ TỤC CÔNG BỐ THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE:

Theo quy định hiện nay hồ sơ công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nộp trực tuyến qua website của Cục An Toàn Thực Phẩm. Do đó các doanh nghiệp làm thủ tục công bố lần đầu sẽ phải đăng ký tài khoản tại website này.

ISOCUS sẽ giúp quý khách:

- Tạo 1 địa chỉ email mới;

- Tạo 1 tài khoản trên website của Cục ATTP;

- Sau đó, chúng tôi sẽ kê khai hồ sơ trên tài khoản của Cục ATTP đã cấp cho doanh nghiệp. Ký số, nộp phí thẩm định hồ sơ, sửa đổi nếu có công văn sửa đổi.

Về cơ bản, chúng tôi sẽ thực hiện những phần việc sau đây:

- Phân luồng hồ sơ theo từng loại sản phẩm;

- Kê khai đầy đủ các thông tin về sản phẩm;

- Xuất hồ sơ, gửi cho doanh nghiệp ký nhận;

- Scan và đính kèm tất cả các tài liệu bắt buộc;

- Nộp và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ trên hệ thống;

      DỊCH VỤ CÔNG BỐ CỦA ISOCUS:

** Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn cho doanh nghiệp thủ tục nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là những nội dung nằm trong gói dịch vụ công bố thực phẩm chức năng của ISOCUS:

- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

- Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu cần thiết;

- Đánh giá tính pháp lý của các tài liệu. Hướng dẫn hoặc gửi biểu mẫu để Quý khách hàng xin nhà sản xuất cấp lại nếu tài liệu chưa hợp lệ.

- Thực hiện thủ tục xin công văn giải tỏa hàng mẫu phục vụ cho mục đích kiểm nghiệm sản phẩm;

- Dịch nhãn sản phẩm, tối ưu các chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với quy định hiện hàng đối với từng nhóm sản phẩm tiết kiệm tối đa chi phi kiểm nghiệm.

- Hỗ trợ kiểm nghiệm cho Quý khách hàng. ISOCUS cam kết không thu phí dịch vụ phần kiểm nghiệm sản phẩm.

- Tư vấn công dụng của sản phẩm trước khi thực hiện kiểm nghiệm và trong quá trình xây dựng hồ sơ công bố.

- Đăng ký tài khoản nộp hồ sơ đối với doanh nghiệp công bố lần đầu trên hệ thống công bố sản phẩm trực tuyến của Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y Tế.

- Soạn thảo hồ sơ công bố thực phẩm chức năng theo quy định. Kê khai hồ sơ, ký số, nộp phí thẩm định hồ sơ cho Quý khách hàng.

- Tư vấn thủ tục thông quan sản phẩm, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

- Hướng dẫn cách thức kiểm lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng khi thực hiện thủ tục thông quan sản phẩm.

- Nhận kết quả

** Khi sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm chức năng tại ISOCUS, quý khách sẽ nhận được:

- Kiểm nghiệm gốc, hóa đơn đỏ từ Trung tâm kiểm nghiệm cho công ty đứng tên trên phiếu kiểm nghiệm.

- Bản dịch nhãn sản phẩm (Nếu sản phẩm là tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh hoặc tiếng Việt).

- Tài khoản đăng nhập và email đăng ký ban đầu tạo tài khoản (Nếu tài khoản do ISOCUS đăng ký cho khách hàng).

- Bản tiếp nhận công bố hợp quy (đối với sản phẩm công bố hợp quy); Bản xác nhận công bố phù hợp an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm).

** Hỗ trợ sau công bố

- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng sau công bố ra thị trường.

- Tư vấn thủ tục hải quan, mức thuế áp cho từng nhóm sản phẩm cụ thể, đăng ký kiểm tra lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu.

- Tư vấn cách thức dán nhãn phụ sản phẩm (đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu); thiết kế nhãn (đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước).

- Hỗ trợ kiểm nghiệm định kỳ đối với các sản phẩm đã công bố: 06 tháng/01 lần (Đối với trường hợp doanh nghiệp không có chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000, thời hạn của bản công bố là 3 năm); 12 tháng/01 lần (Đối với trường hợp doanh nghiệp có chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000, thời hạn của bản công bố là 5 năm).

- Thực hiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền tác giả cho thiết kế vỏ hộp nếu khách hàng có yêu cầu.

- Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất/ kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

- Xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng (nếu doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo): Quảng cáo dưới hình thức báo chí, truyền hình, tờ rơi.

- Xin cấp mã số mã vạch cho sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đối với các sản phẩm sản xuất trong nước.
- Cung cấp tem chống hàng giả hàng nhái Bộ Công An

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể!

NHẬN TƯ VẤN & BÁO GIÁ MIỄN PHÍ

Tại đây

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline : 0937.619.299

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

+ Thông tin họ tên người liên hệ

+ Thông tin công ty : (Lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh)

+ Dịch vụ Yêu cầu

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Nghị định 15 năm 2018 Bộ Y tế
Ngày 02/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Nghị định là một cuộc cải cách về thủ tục hành chính trong ngành thực phẩm, hơn 90% sản phẩm thựcphẩm được tự công bố nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam. Nghị định 15/2018/NĐ-CP đặc biệt thắt chặt một số sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng phải xin giấy phép công bố thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
icon zalo
0937.619.299