Công bố sản phẩm nhập khẩu theo Nghị định 15/2018/NĐCP
Chat Zalo
Chat ngay

Công bố sản phẩm nhập khẩu theo Nghị định 15/2018/NĐCP

Để tiếp tục giải quyết tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm tới đầu năm 2018 Chính Phủ đã xây dựng nghị định theo hướng cắt giảm thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn0937619299
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

  • Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố sản phẩm tại Việt Nam.
  • Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp các tài liệu khách hàng cung cấp.
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm, gửi mẫu và nhận kết quả kiểm nghiệm.
  • Xây dựng hồ sơ công bố.
  • Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ Công bố tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình ra giấy phép.
  • Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.
  • Gửi khách hàng chỉ dẫn pháp lý sau công bố.

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Hồ sơ công bố được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân)

HOTLINE TƯ VẤN TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ 

BẤM : 0937.619.299

Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

Việc điều chỉnh nhằm tạo hành lang thông thoáng và điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp song vẫn trên cơ sở lấy việc đảm bảo sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. Trên cơ sở đó Nghị định 15/2018/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực từ ngày 02/02/2018 thay thế nghị định số 38/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm. Quy định Thủ tục tự công bố sản phẩm và áp dụng hầu hết với các đối tượng thực phẩm.

      1.  CƠ SỞ PHÁP LÝ:

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm;

- Thông tư 19/2012/TT-BYT  hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành;

- Thông tư 149/2013/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Tài chính ban hành.

      2.  ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;

- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

      3.  CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN TỰ CÔNG BỐ:

-  Các sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

     4.  HỒ SƠ SẢN PHẨM TỰ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG:

 

STT

Tiêu đề hồ sơ

Yêu cầu

            A. HỒ SƠ ISOCUS SOẠN THẢO

1.

Bản tự công bố sản phẩm

File mềm

2.

Nhãn phụ sản phẩm

File mềm

           B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1.

Giấy đăng ký kinh doanh

Scan bản gốc

2.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 06 tháng

Scan bản gốc

3.

Hình ảnh sản phẩm

File mềm

        5.  TRÌNH TỰ THỰC HIỆN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;

- Bước 2: Nộp 01 (một) bản đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định và Công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân;

- Bước 3: Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

- Bước 4: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

       6. CÔNG VIỆC ISOCUS THỰC HIỆN:

- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tại – Việt Nam. Đặc biệt là các thủ tục liên quan đến lưu thông hàng hóa trên thị trường;

- Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;

- Đại diện Quý khách nộp hồ sơ;

- Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu;

- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ khi có kiểm tra liên ngành.

      7.  THỜI GIAN HOÀN THÀNH:

Thời gian thực hiện: 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là những nội dung tư vấn của ISOCUS về Thủ tục tự công bố sản phẩm nhập khẩu. ISOCUS rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. ISOCUS rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

LIÊN HỆ NGAY: 0978.679.19

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

+ Thông tin họ tên người liên hệ

+ Thông tin công ty : (Lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh)

+ Dịch vụ Yêu cầu

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

Công bố sản phẩm nhập khẩu theo Nghị định 15/2018/NĐCP
Để tiếp tục giải quyết tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm tới đầu năm 2018 Chính Phủ đã xây dựng nghị định theo hướng cắt giảm thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
icon zalo
0937.619.299