Chứng nhận ISO là gì? Dịch vụ Chứng Nhận ISO Uy Tín
Chat Zalo
Chat ngay

Chứng nhận ISO là gì? Dịch vụ Chứng Nhận ISO Uy Tín

Tác giả: ISOCUS | 01-07-2021, 10:28 pm
Chứng nhận iso 9001:2015. Dịch vụ tư vấn cấp chứng nhận iso có giá trị quốc tế

Hiện nay, để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác trong hoạt động sản xuất – kinh doanh thì ISO đã không còn là cái tên quá xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Chứng nhận ISO được xem là đòn bẩy đưa doanh nghiệp đến gần hơn với thị trường nước ngoài cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vậy chứng nhận ISO là gì? Ai có thẩm quyền chứng nhận ISO?

Chứng nhận ISO là gì? Vì sao phải chứng nhận ISO?

Chứng nhận ISO là việc một tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) đánh giá một doanh nghiệp hoặc một tổ chức áp dụng hệ thống quản lý theo các điều khoản của tiêu chuẩn ISO. Nếu doanh nghiệp đó áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng được các yêu cầu mà tiêu chuẩn ISO đề ra thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO ( hay còn gọi là chứng chỉ ISO) cho doanh nghiệp.

Hiện nay, có rất nhiều tiêu chuẩn ISO được ban hành và mỗi tiêu chuẩn đều có các yêu cầu, mục đích và nội dung khác nhau. Có thể kể đến các tiêu chuẩn ISO tiêu biểu như: ISO 9001, IS0 14001, ISO 22000, ISO 45001…

Vậy một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao các doanh nghiệp lại cần chứng nhận ISO?

Đối với doanh nghiệp:

- Đáp ứng được yêu cầu của pháp luật cũng như các chính sách khác liên quan

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đối tác và khách hàng

- Nâng cao mức độ tin cậy, uy tín và hình ảnh cho doanh nghiệp

- Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

- Tạo ra văn hóa cải tiến cho tổ chức

Đối với khách hàng và người tiêu dùng:

- Nâng cao sự thỏa mãn ngày càng cao người tiêu dùng

- Tạo sự yên tâm, tin tưởng cho khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

- Dễ dàng và thuận lợi hơn trong công tác quản lý chất lượng cũng như các yêu cầu mà pháp luật đưa ra.  

Ai có thẩm quyền chứng nhận ISO?

Để được cấp giấy chứng nhận ISO thì doanh nghiệp phải trải qua quá trình đăng ký, đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý bởi một tổ chức chứng nhận ISO.

Nhưng trước tiên doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng giữa 2 khái niệm: Tổ chức ISO và tổ chức chứng nhận ISO.

Tổ chức ISO hay còn được gọi với cái tên đầy đủ là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, tổ chức này ban hành ISO nhưng không có quyền hạn hay chức năng đánh giá và cấp chứng nhận ISO cho các doanh nghiệp. Mà tổ chức chứng nhận ISO phải là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn có cung cấp dịch vụ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO cho doanh nghiệp.

Vậy tổ chức chứng nhận ISO là gì?

Tổ chức chứng nhận ISO là 1 bên thứ 3 độc lập, có năng lực, được chỉ định hợp pháp nhằm thực hiện hoạt động đánh giá, xác nhận cho 1 cơ sở, doanh nghiệp có đủ điều kiện để đạt được giấy chứng nhận ISO hay không. 

Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Tổ chức chứng nhận ISO là tổ chức có thẩm quyền chứng nhận ISO. Nhưng một tổ chức như thế nào được xem tổ chức có thẩm quyền chứng nhận ISO?

Trước tiên, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận ISO phải là một đơn vị pháp nhân có tư cách pháp lý rõ ràng. Đồng thời, phải được cấp phép (chỉ định) của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học công nghệ cho tổ chức này hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường,… theo nghị định 107/2016/NĐ-CP.

Ngoài ra, tổ chức chứng nhận ISO cần phải được công nhận và thừa nhận về năng lực và khả năng. Điều này sẽ đảm bảo các giấy chứng nhận ISO do tổ chức chứng nhận cấp là có giá trị và được công nhận, thừa nhận trên phạm vi quốc tế. 

Ví dụ về tổ chức có thẩm quyền chứng nhận ISO

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều tổ chức chứng nhận ISO để doanh nghiệp có thể lựa chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn một tổ chức chứng nhận đã được công nhận, uy tín và mang lại chất lượng có lẽ là một bài toán khó đối với không ít doanh nghiệp. Với kinh nghiệm hợp tác và làm việc với nhiều tổ chức chứng nhận, chúng tôi hiểu rất rõ về một tổ chức chứng nhận uy tín và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Sau đây, ISOCUS sẽ lấy điển hình một tổ chức chứng nhận để giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về một tổ chức chứng nhận có thẩm quyền chứng nhận ISO là như thế nào? 

ISOCERT (Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT) là một trong những tổ chức chứng nhận đi đầu trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam.

Về năng lực, ISOCERT cung cấp các dịch vụ đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO và các dịch vụ khác được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động theo giấy chứng nhận số 239/TĐC-HCHQ.

ISOCERT là tổ chức chứng nhận độc lập bên thứ ba với sự công nhận của cơ quan công nhận quốc tế uy tín nhất BoA và diễn đàn công nhận quốc tế IAF. Hoạt động chứng nhận của ISOCERT được công nhận và thừa nhận quốc tế.

Dấu BoA: thể hiện rằng ISOCERT được công nhận bởi cơ quan công nhận BoA (BoA là tổ chức công nhận năng lực của các tổ chức chứng nhận, giám định, thử nghiệm…vv)

Dấu IAF: thể hiện rằng ISOCERT được công nhận bởi diễn đàn công nhận quốc tế - tập hợp của các Tổ chức Công nhận hàng đầu trên thế giới.

Với những điều kiện trên, có thể chứng minh được ISOCERT là tổ chức có thẩm quyền chứng nhận ISO và ISOCERT có đủ cơ sở pháp lý cũng như đủ năng lực tham gia hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ ISO cho doanh nghiệp.

Ngoài ISOCERT thì cũng có rất nhiều tổ chức chứng nhận có thẩm quyền chứng nhận. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên xem xét và lựa chọn thật kỹ vì nếu như lựa chọn chứng nhận ở các tổ chức không uy tín, giấy chứng nhận ISO của doanh nghiệp sẽ không có giá trị và không được công nhận hay thừa nhận tại Việt Nam cũng như trên quốc tế. 

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận ISO tại ISOCUS

ISOCUS hiện đang là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn xin cấp chứng nhận ISO có đủ điều kiện và năng lực. Quy trình dịch vụ được thực hiện như sau:

Bước 1: Thực hiện khảo sát sơ bộ về tính pháp lý của những loại giấy tờ mà khách hàng cung cấp và hiện có.

Bước 2: Tư vấn chi tiết về những vấn đề có liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng ISO  như: những quy định pháp lý cần thực hiện, hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác hay những điều kiện cần phải điều chỉnh hoặc bổ sung để đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn ISO…

Bước 3: Tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ xây dựng quy trình và đánh giá tiêu chuẩn ISO với khách hàng.

Bước 4: Xây dựng và hoàn thiện đầy đủ hồ sơ. Đề nghị cấp chứng chỉ ISO cho doanh nghiệp.

Bước 5: Nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ ISO tại cơ quan có thẩm quyền.

Bước 6: Hỗ trợ khách hàng tiếp đón đoàn thẩm định.

Bước 7: Đại diện khách hàng đến cơ quan có thẩm quyền để nhận giấy chứng nhận ISO.

Ngoài ra, đến với ISOCUS doanh nghiệp bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp với:

  • Đội ngũ chuyên gia hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận sẽ tư vấn tận tâm và mang lại hiệu quả nhất cho khách hàng
  • Đội ngũ chăm sóc khách hàng được đào tạo bài bản, nhiệt tình và thân thiện
  • Chi phí hợp lý, tiết kiệm
  • Thủ tục nhanh gọn, chuyên nghiệp
  • Liên kết với các đầu mối để triển khai công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả
  • Hệ thống chi nhánh trải dài khắp đất nước thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ
  • Tư vấn miễn phí 24/7 và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu
  • Bên cạnh đó, chúng tôi còn chủ động đưa ra những kiến nghị giúp khách hàng nâng cao được giá trị gia tăng cũng như năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Việc xin cấp giấy chứng nhận ISO là cả một quá trình dài, phức tạp và tốn nhiều thời gian, đồng thời người thực hiện cần có một kiến thức sâu rộng những quy định của pháp luật về lĩnh vực này. Vì vậy, hãy tin tưởng ISOCUS, ISOCUS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận ISO một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đây là một số thông tin quan trọng trả lời cho câu hỏi “Ai có thẩm quyền chứng nhận ISO”. Nếu doanh nghiệp vẫn còn đang phân vân không biết lựa chọn cho mình một tổ chức chứng nhận ISO uy tín và chất lượng thì hãy liên hệ với ISOCUS qua hotline 0937.619.299 hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299