Chứng nhận ISO 9001 là chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế hệ thống quản lý về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015 thay thế cho hệ thống cũ là ISO 9001:2008.
Hình ảnh: Mẫu giấy chứng nhận ISO 9001
ISO 9001 là chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công…
Chứng nhận ISO 9001 được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không giới hạn về quy mô, trình độ cũng như lĩnh vực hoạt động.
ISO 9001 giúp:
✅ Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao được hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng và đối tác;
✅ Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả hơn;
✅ Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí và cải tiến liên tục;
✅ Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất;
✅ Giảm phế phẩm, giảm chi phí và giá thành sản phẩm;
✅ Thỏa mãn nhu cầu chất lượng ngày càng cao của khách hàng;
✅ Xây dựng thương hiệu bền vững nhờ đáp ứng được yêu cầu của ngành và nhà nước về quản lý chất lượng;
✅ Tăng cơ hội quảng cáo, quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải qua những bước nào để chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001?
Để hiểu biết về tiêu chuẩn ISO 9001, doanh nghiệp tiếp cận bằng cách thức như:
Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, doanh nghiệp cần chuẩn bị các bước sau:
1, Quyết định có nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 hay không?
Dựa vào tình hình hoạt động của công ty tại thời điểm hiện tại có đáp ứng được những yêu cầu giám sát, kiểm tra trong việc quản lý hay không?
2, Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo chất lượng:
Một đại diện trong ban lãnh đạo của tổ chức làm đại diện lãnh đạo chất lượng.
3, Xây dựng kế hoạch thực hiện
Phân tích và xác định được các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001. Xem xét sự đáo ứng các điều khoản đó của tổ chức mà nhất là tại những bộ phận, những công việc mà tổ chức dự định áp dụng. Sau khi phân tích các điều khoản, có thể xây dựng kế hoạch thực hiện.
4, Thông báo nội bộ
Đây là một thông tin quan trọng quyết định mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sắp tới. Vì vậy, cần phải thông báo cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp được biết, chuẩn bị cho kế hoạch áp dụng.
5, Chuẩn bị tài liệu
ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống tài liệu bắt buộc theo các yêu cầu của các điều khoản trong tiêu chuẩn. Và tổ chức phải soạn thảo mọi tài liệu liên quan để phù hợp cho việc đáp ứng và phù hợp với các tiêu chuẩn ISO.
6, Thực hiện
Đưa những quy trình tác nghiệp vào hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và áp dụng trong những phòng ban liên quan của tổ chức. Trong bước này, các nhà lãnh đạo của tổ chức và đội ngũ nhân viên phải được thông báo về những quy trình làm việc mới hoặc những thay đổi chính thức trong tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong bước 5.
7, Đánh giá nội bộ
ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải định kỳ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của tổ chức thông qua việc đã đánh giá nội bộ. Việc đánh giá nội bộ sẽ được giúp đỡ để thực hiện trong quá trình tổ chức bắt đầu khi triển khai áp dụng.
8, Đăng ký ISO 9001
Trước khi tổ chức/doanh nghiệp có thể nhận được chứng nhận ISO 9001 thì cần phải lựa chọn một tổ chức chứng nhận ISO 9001 để đăng ký chứng nhận. Đơn vị chứng nhận này là một tổ chức độc lập và được công nhận về việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO.
Đơn vị này sẽ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của doanh nghiệp và nếu cuộc đánh giá hoàn tất và phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn thì họ sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 9001. Vậy nên, điều quan trọng là nên chọn một tổ chức chứng nhận uy tín để đăng ký chứng nhận.
9, Chứng nhận ISO 9001
Đây là một bước cực kỳ quan trọng. Đơn vị được cấp phải đủ điều kiện để được tổ chức chứng nhận ISO 9001 đánh giá là vượt qua và nhận được chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001. Các bước từ bước 1 đến bước 8 được thiết kế để doanh nghiệp có thể đạt được chứng chỉ ISO 9001 này.
Tuy nhiên,đội ngũ nhân viên của tổ chức có thể sẽ chưa quen với việc đánh giá của một tổ chức ở bên ngoài, do đó cần phải khuyến khích, động viên họ để có sự chuẩn bị tốt cho công cuộc đánh giá cũng như là phải hướng dẫn cách thức tương tác, phối hợp với những chuyên gia đánh giá chứng nhận. Đừng để một nhân viên không am hiểu gì về hệ thống ảnh hưởng đến việc đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
10, Duy trì chứng chỉ ISO 9001
Có rất nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng chỉ cần có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đã là bước cuối cùng của công việc xây dựng và áp dụng chứng nhận ISO 9001. Tuy nhiên, việc duy trì được hệ thống quản lý chất lượng đó cũng quan trọng không kém. Do đó, doanh nghiệp cần được đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của mình được vận hành xuyên suốt ở trong hoạt động hàng ngày của tổ chức và phải thường xuyên cải tiến nó hơn nữa .
Quy trình chứng nhận ISO 9001 tại ISOCUS
Đánh giá giám sát và Đánh giá tái chứng nhận
Thời gian làm chứng nhận ISO 9001
Thời gian cần thiết để đạt được chứng nhận tỷ lệ thuận với quy mô, trình độ nhân sự và mức độ phức tạp của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kinh nghiệm cho thấy, đối với tổ chức có quy mô nhỏ, trình độ trung bình và đơn giản cũng cần khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng để có được một hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực.
Mọi thắc mắc hay yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận ISO 9001 Quý khách liên hệ với chúng tôi qua hotline 0937619299 hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ.