Tương tự quá trình triển khai các hệ thống quản lý dựa trên tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 22000…, quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/TS 29001 cũng đi theo nguyên lý PDCA (Plan-Do-Check-Act), gồm các bước sau:
- Xác định mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;
- Lập Ban chỉ đạo triển khai ISO/TS 29001;
- Bổ nhiệm các vị trí trách nhiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn, gồm Đại diện Lãnh đạo về chất lượng (QMR/ Quality Management Representative) và phân công trách nhiệm Thư ký thường trực (khi cần thiết);
- Đào tạo nhận thức chung về ISO/TS 29001;
- Đánh giá thực trạng theo yêu cầu ISO/TS 29001
- Lập kế hoạch thực hiện (gồm kế hoạch tổng thể triển khai ISO/TS 29001 và kế hoạch chi tiết triển khai giai đoạn xây dựng hệ thống văn bản);
- Chuẩn bị và phân bổ nguồn lực cần thiết để triển khai xây dựng, thực hiện hệ thống.
- Đào tạo về phương pháp xây dựng hệ thống văn bản;
- Xây dựng hệ thống văn bản quản lý chất lượng, bao gồm: Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, các qui trình, các hướng dẫn công việc, các biểu mẫu,…
- Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các tài liệu của hệ thống;
- Triển khai, giám sát việc áp dụng tại các đơn vị, bộ phận;
- Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả.
- Đào tạo Đánh giá viên nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/TS 29001;
- Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nội bộ;
- Khắc phục, cải tiến hệ thống sau đánh giá;
- Xem xét của lãnh đạo về chất lượng.
- Lựa chọn và đăng ký tổ chức chứng nhận;
- Đánh giá trước chứng nhận
- Đánh giá chứng nhận giai đoạn 1 (đánh giá sơ bộ);
- Khắc phục, cải tiến;
- Kiểm tra xác nhận lại để khẳng định sự sẵn sàng của hệ thống sau khi đánh giá giai đoạn 1;
- Đánh giá chứng nhận giai đoạn 2;
- Khắc phục, cải tiến;
- Nhận chứng chỉ ISO/TS 29001 (có hiệu lực trong 3 năm);
- Duy trì, cải tiến liên tục hệ thống và chịu sự giám sát định kỳ (9 hoặc 12 tháng).