Mọi xã hội đều ấn định vai trò giới cho nam giới và nữ giới. Vai trò giới được hiểu là những hành vi mà điều kiện hoạt động và trách nhiệm nào được nhận thức là nam và nữ. Những vai trò giới này có thể phân biệt đối xử với phụ nữ nhưng cũng có thể phân biệt đối xử với nam giới. Trong mọi trường hợp, phân biệt đối xử giới làm giới hạn khả năng gia đình, cộng đồng và xã hội.
Đã có mối liên kết tích cực được minh chứng giữa bình đẳng giới và sự phát trển kinh tế, xã hội, đó là lý do vì sao bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Xúc tiến bình đẳng giới trong các hoạt động của tổ chức và sự ủng hộ tích cực là một nhân tố quan trọng của trách nhiệm xã hội.
Tổ chức cần xem xét các hoạt động của mình để loại trừ sự thiên vị giới. Bao gồm:
– pha trộn giữa nam và nữ trong cơ cấu điều hành và quản lý của tổ chức, với mục đích đạt được sự bình đẳng ;
– đối xử bình đẳng với công nhân nam và nữ trong việc tuyển dụng, giao việc, đào tạo, cơ hội phát triển, bồi thường và chấm dứt việc làm;
– khả năng tác động khác biệt đối với nam và nữ về môi trường làm việc, an toàn và sức khỏe cộng đồng;
– các hoạt động của tổ chức có xem xét cân đối nhu cầu của nam và nữ (ví dụ, kiểm tra mọi tác động khác biệt bất kỳ đối với nam và nữ nảy sinh từ việc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, hoặc xem xét hình ảnh của nam và nữ trên bất kỳ quảng cáo nào của tổ chức); và
– lợi ích đối với cả nữ và nam từ sự ủng hộ và đóng góp của tổ chức cho sự phát triển của cộng động, với chú ý đặc biệt tới những khu vực bồi thường trong đó một trong hai giới bị thiệt thòi.
Bình đẳng giới trong sự tham gia của các bên liên quan cũng là phương tiện quan trọng để đạt được bình đẳng giới trong các hoạt động của tổ chức. Ngoài việc cân đối giữa nam và nữ, tổ chức có thể tìm kiếm ý kiến chuyên gia trong các vấn đề giới.
Tổ chức được khuyến khích sử dụng những chỉ số và mục tiêu để theo dõi một cách hệ thống các quá trình và theo dõi tiến trình đạt được sự bình đẳng giới.