Áp dụng Quy trình PDCA trong ISO 9001 giúp nâng cao năng suất chất lượng
Chat Zalo
Chat ngay

Áp dụng Quy trình PDCA trong ISO 9001 giúp nâng cao năng suất chất lượng

Tác giả: ISOCUS | 16-08-2017, 2:57 pm
Áp dụng quy trình PDCA cho tất cả quá trình hoạt động, sản xuất và hệ thống quản lý giúp tổ chức nâng cao năng suất, chất lượng công việc.

  Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế – International Organisation for Standardisation – là liên hiệp bao gồm các Tổ chức tiêu chuẩn quốc gia (hiện có 163 thành viên) hoạt động với nhiệm vụ là thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại và liên lạc trong các tổ chức kinh doanh trên toàn, thể hiện qua việc xây dựng và phát triển ra những tiêu chuẩn chất lượng chung. Thường thì tên của những tiêu chuẩn này được đặt bắt đầu với chữ ISO để cho dễ hiểu và dễ nhớ.

   Trong số những tiêu chuẩn đã được xây dựng thì tiêu chuẩn ISO 9001 là phổ biến hơn cả. Đây chính là hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, ở mọi quy mô. Để được cấp chứng nhận ISO 9001 (hoặc những chứng nhận khác tương đương) thì tổ chức/doanh nghiệp phải chứng minh được rằng đơn vị của mình đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng được mọi yêu cầu mà tiêu chuẩn này đã đặt ra.

   ISO 9001:2015 – phiên bản thứ 5 của ISO 9001 – đã được ban hành vào 15/9/2015 và có khá nhiều điểm mới so với bản hiện hành là ISO 9001:2008.

Điển hình nhất là ISO 9001:2015 nhấn mạnh việc vận dụng quy trình khi giải quyết công việc; đồng thời cải tiến tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và lấy sự hài lòng của khách hàng làm kim-chỉ-nam cho mọi hoạt động.

Để đạt được điều này, doanh nghiệp/tổ chức chú trọng tới việc việc áp dụng quy trình 4 giai đoạn – PDCA kết hợp với tập trung phân tích rủi ro để tận dụng những cơ hội có sẵn.

 Quy trình PDCA có thể áp dụng cho tất cả các quá trình và cho tổng thể hệ thống quản lý chất lượng. Hiểu ngắn gọn thì quy trình này được diễn giải như sau:

  1. Plan – Lập kế hoạch: Thiết lập các mục tiêu của hệ thống, cũng như các quá trình và nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chính sách của tổ chức.
  2. Do – Triển khai: Thực hiện các hạng mục đã hoạch định ở bước Plan.
  3. Check – Kiểm tra: Giám sát và đo lường kết quả (nếu có thể) dựa trên những chính sách, mục tiêu và các yêu cầu có sẵn.
  4. Act – Thực hiện: Đưa ra các giải pháp để cải tiến các kết quả nhận được ở bước Check khi cần thiết

Có thể nói, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là một quyết định chiến lược, mang tính sống còn bởi nó giúp tổ chức/doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình so với các đối thủ cùng nghành. Việc được cấp chứng chỉ ISO 9001:2015 là tất yếu khi đơn vị của bạn đáp ứng được những yêu cầu mà tiêu chuẩn này đề ra.



Bình luận
Gửi câu hỏi
Tin liên quan
Tin nổi bật
icon zalo
0937.619.299