ĐIỂM NỔI BẬT Thiết bị y tế là bất kỳ thiết bị nào được sử dụng cho mục đích y tế. Do đó, điều khác biệt một thiết bị y tế với một thiết bị hàng ngày là mục đích sử dụng của nó. Các thiết bị y tế mang lại lợi ích cho bệnh nhân bằng cách giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chẩn đoán và điều trị bệnh nhân và giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật hoặc bệnh tật, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tiềm năng nguy hiểm đáng kể là cố hữu khi sử dụng thiết bị cho mục đích y tế và do đó các thiết bị y tế phải được chứng minh an toàn và hiệu quả với sự đảm bảo hợp lý trước khi chính phủ quy định cho phép tiếp thị thiết bị ở quốc gia của họ. Theo nguyên tắc chung, vì rủi ro liên quan của thiết bị làm tăng số lượng thử nghiệm cần thiết để thiết lập tính an toàn và hiệu quả cũng tăng lên. Hơn nữa, khi rủi ro liên quan làm tăng lợi ích tiềm năng cho bệnh nhân cũng phải tăng.
Các thiết bị y tế khác nhau về cả mục đích sử dụng và chỉ định sử dụng. Các ví dụ bao gồm từ các thiết bị đơn giản, có nguy cơ thấp như tấm đè lưỡi, nhiệt kế y tế, găng tay dùng một lần và khăn trải giường đến các thiết bị phức tạp, có nguy cơ cao được cấy ghép và duy trì sự sống. Một ví dụ về các thiết bị có nguy cơ cao là những người có phần mềm nhúng như máy tạo nhịp, và đó hỗ trợ trong việc tiến hành xét nghiệm y tế, cấy ghép, và làm bộ phận giả. Các mặt hàng phức tạp như vỏ cho ốc tai điện tử được sản xuất thông qua các quy trình sản xuất được thực hiện sâu và nông. Thiết kế của các thiết bị y tế tạo thành một phân khúc chính của lĩnh vực kỹ thuật y sinh.
|
ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG Nghị định này quy định việc quản lý trang thiết bị y tế bao gồm: phân loại trang thiết bị y tế; sản xuất, lưu hành, mua bán, cung cấp dịch vụ trang thiết bị y tế; thông tin, nhãn trang thiết bị y tế và quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế.
|
THÔNG TIN CHI TIẾT
“Trang thiết bị y tế” một khái niệm theo nghị định số 36/2016/NĐ-CP và được sửa đổi cũng như bổ sung tại nghị định số 169/2018/NĐ-CP được quy định cụ thể, chi tiết là những thiết bị, các dụng cụ, vật liệu, vật tư để cấy ghép, các loại thuốc thử cũng như chất hiệu chuẩn in vitro, các phần mềm,... để đáp ứng cho những yêu cầu cụ thể như:
- Các trang thiết bị được sử dụng riêng lẻ hay để phối hợp với nhau theo chỉ định từ chủ sở hữu của các trang thiết bị y tế đó, nhằm mục đích phục vụ cho con người cũng như các mục đích khác, đó là:
+ Dùng để chuẩn đoán, ngăn ngừa cũng như theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ các loại bệnh tật, bù đắp những tổn thương, chấn thương của con người.
+ Dùng để kiểm tra, thay thế hay điều chỉnh và hỗ trợ cho việc giải phẫu cũng như quá trình sinh lý của con người.
+ Trang thiết bị sử dụng để hỗ trợ hoặc là duy trì cho sự sống của con người.
+ Dùng để kiểm soát về vấn đề thụ thai.
+ Trang thiết bị y tế cũng được sử dụng để khử khuẩn một số thiết bị liên quan khác bao gồm cả những hóa chất trong quá trình xét nghiệm.
+ Cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích nhất cho quá trình xét nghiệm và chuẩn đoán, theo dõi và tiến hành điều trị cho các đối tượng bệnh nhân thông qua các biện pháp kiểm tra, thử nghiệm các mẫu vật từ chính cơ thể con người.
- Trang thiết bị y tế sẽ không sử dụng theo những cơ chế về dược lý, cơ chế miễn dịch hay sẽ thực hiện chuyển hóa trong hay trên cơ thể của con người. Nếu như có sử dụng theo cơ chế này thì cũng chỉ mang tính chất là hỗ trợ với mục đích cụ thể theo quy định đã đưa ra
Tất cả các thiết bị y tế đều phải được phân loại để kiểm soát các yếu tố rủi ro của thiết bị, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng, không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân, người sử dụng và môi trường. (Điều 4, Nghị định 36/2016/NĐ-CP).
Loại trang thiết bị y tế:
Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:
1. Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp (ví dụ đè lưỡi, banh phẫu thuật)
2. Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C và D, trong đó:
a) Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp(kim tiêm, máy hút)
b) Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao(máy thở, tấm cố định xương)
c) Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao(Van tim, thiết bị khử rung tim cấy ghép trong cơ thể)
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN
THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP
1. Hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế gồm:
a) Văn bản công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu số 01 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; kèm theo bản xác nhận thời gian công tác theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và văn bằng, chứng chỉ đã qua đào tạo của từng người thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế.
2. Yêu cầu đối với một số giấy tờ trong hồ sơ:
a) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đối với bản xác nhận thời gian công tác;
b) Bản sao có chứng thực đối với văn bằng, chứng chỉ đã qua đào tạo của từng người thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế.
BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
xin hỏi giá bán của máy hút dẫn lưu màng phổi kín di động là bao nhiêu
Máy hút dẫn lưu màng phổi có rất nhiều loại, anh chị để lại số điện thoại e tư vấn tới anh chị cụ thể ạ.
DỊCH VỤ ĐÃ XEM
Dịch vụ liên quan
Dịch vụ bạn đang xem
Cho xin giá phân loại TTB Y tế theo từng loại A,B,C,D.