Dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ Chính xác, nhanh chóng, giá tốt - isocus.vn
Chat Zalo
Chat ngay

DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu có sự tranh chấp về quyền sở hữu cần có kết luận giám định để khẳng định về mức độ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn0937619299
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

  • Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ “giám định tình trạng bảo hộ”
  • Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không (“giám định yếu tố xâm phạm”)
  • Xác định có hay không sự trùng/tương đương/tương tự/gây nhầm lẫn/khó phân biệt/sao chép giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ “giám định tính tương tự”
  • Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ; xấc định giá trị thiệt hại “giám định giá trị”

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Trong các trường hợp các chủ sở hữu nhãn hiệu có sự tranh chấp về quyền sở hữu cần có kết luận giám định để khẳng định về mức độ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Ý nghĩa của hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ trong cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có mục tiêu chung là khuyến khích hoạt động sáng tạo khoa học – công nghệ; cổ vũ việc đầu tư tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật- mỹ thuật ứng dụng, các sáng kiến kinh doanh; thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đồng thời sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực trí tuệ của xã hội. Nguyên tắc vận hành của cơ chế nói trên là thông qua việc thừa nhận và bảo vệ của pháp luật đối với các quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm các điều kiện thuận lợi nhất trong một thời gian nhất định đủ để chủ thể quyền khai thác đối tượng quyền sở hữu trí tuệ của mình nhằm không những bù đáp các chi phí đầu tư tạo ra giá trị của các đối tượng đó mà còn có thể thu lợi nhuận để tái đầu tư, tiếp tục tạo ra thành tựu sáng tạo mới.

Việc phát sinh/ xác lập quyền sở hữu trí tuệ có vai trò là một công cụ pháp lý vận hành cơ chế bảo hộ nói trên bằng cách “thừa nhận” quyền sở hữu trí tuệ và cấp độc quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi bảo hộ, thời gian và không gian xác định, trong đó đặc biệt là quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà không được phép của chủ thể quyền. Khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, chủ thể quyền có thể sử dụng các giấy tờ, tài liệu, bằng chứng, chứng minh căn cứ phát sinh/xác lập quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ (Như bản gốc hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, văn bằng bảo hộ, bản sao đăng bạ quốc gia, bản công bố đăng ký quốc tế nhãn hiệu…..)

          Trong khi việc tạo dựng, củng cố giá trị của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thực chất là một quá trình đầu tư tốn kém thì việc sao chép, chiếm đoạt hoặc đánh cắp loại tài sản này lại là nguy cơ thường xuyên và ngày càng nghiệm trọng do bản chất của cạnh tranh và mối lợi bất chính trước mắt. Vì vậy, mặc dù quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật thừa nhận nhưng nếu không có công cụ để bảo vệ quyền đó thì mọi nỗ lực chính đáng của chủ sở hữu đều bị vùi dập bởi tệ nạn chiếm đoạt nói trên. Công cụ “bảo vệ” đó có vai trò ngăn cản và xử lý bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nào, nhờ đó chủ thể quyền được yên tâm khai thác thành quả của mình và chính các thành quả đó làm cho trình độ công nghệ và kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế được nâng cao. Công cụ đó được thực hiện bằng cách bảo đảm các điều kiện để bảo vệ quyền đã xác lập và xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Các điều kiện nói trên thực chất là một hệ thống, bao gồm các quy phạm pháp luật về bảo vệ/thực thi quyền sở hữu trí tuệ; các cơ quan thực thi quyền bằng các biện pháp chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự; hệ thống bổ trọ cho việc thực thi quyền,  trong đó có việc giám định về sở hữu trí tuệ. Như đã đề cập ở trên, kết luận giám định sở hữu trí tuệ có vai trò là ý kiến chuyên môn quan trọng phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giữa các bên liên quan, qua đó các bên có thể tự mình tiến hành những biện pháp bảo vệ thích hợp như yêu cầu hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ, sửa đổi yếu tố bị nghi ngờ xâm phạm để tránh rơi vào phạm vi bảo hộ, hoặc tiến hành khởi kiện tại tòa án và yêu cầu bồi thường thiệt hại…Trong thủ tục tố tụng dân sự và thực thi hành chính, kết luận giám định còn có vai trò chứng cứ chuyên gia hỗ trợ các cơ quan thực thi đưa ra quyết định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cụ thể. Vì thế, việc giám định về sở hữu trí tuệ được coi là một yếu tố bổ trợ đắc lực cho việc bảo đảm các điều kiện để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã phát sinh/xác lập một cách hợp pháp cũng như làm cơ sở cho việc xử lý hành vi xâm phạm quyền, góp phần bảo đảm tính hiệu quả của cơ chế bảo hộ và thcuwj thi quyền sở hữu trí tuệ.

2 Các bước thực hiện:

STT

Nội dung công việc

Trách nhiệm

1

Nộp đơn giám định:

  • Đơn giám định theo mẫu

 

ISOCUS và Chủ sở hữu

2

Tiếp nhận đơn đăng ký:

ISOCUS được doanh nghiệp ủy quyền đến nộp đơn tại Viện KHSHTT

Viện KHSHTT

3

Thực hiện giám định:

  • Hợp đồng giám định
  • Các giám định viên thực hiện hoạt động giám định

Viện KHSHTT & ISOCUS

4

Kết luận giám định sở hữu trí tuệ:

Giám định viên thực hiện vai trò của trưởng đoàn giám định, xác nhận mức độ bảo hộ…Trình kiến nghị kết luận giám định

  • Viện KHSHTT ra quyết định giám định

 

Cục SHTT

5

Nhận kết luận giám định sở hữu trí tuệ

Sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ có liên quan, ISOCUS sẽ đại diện cho doanh nghiệp lấy giấy kết luận giám định

ISOCUS & Chủ sở hữu

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

Đơn giám định được hiểu là tập hợp các tài liệu, chứng cứ, mẫu vật… do người nộp đơn cung cấp, thể hiện yêu cầu, mục đích, đối tượng, nội dung giám định.

Các tài liệu bắt buộc phải có trong Đơn giám định gồm có

  • Văn bản thể hiện yêu cầu giám định, bao gồm các thông tin về yêu cầu/trưng cầu; đối tượng cần giám định; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc giám định;

Văn bản thể hiện yêu cầu giám định có thể là:

  • Quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc có thẩm quyền xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cacso vè sở hữu công nghiệp (Làm theo mẫu do pháp luật quy định hoặc do cơ quan đó ban hành)
  • Công văn/giấy tờ thể hiện yêu cầu/nguyện vọng được thực hiện giám định, với các thông tin cụ thể như trên;
  • Tờ khai yêu cầu giám định, theo mẫu
  • Tài liệ thể hiện căn cứ phát sinh/ xác lập quyền sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ - bản gốc hoặc bản sao/bản bao đăng ký quốc tế nhãn hiệu/tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng/ giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền và các tài liệu tương đương);
  • Tài liệu, mẫu vật thể hiện đối tượng giám định (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo…, vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì… là đối tượng giám định hoặc có chứa (mang) đối tượng giám định);
  • Chứng từ nộp phí cơ bản (phí nộp đơn)

Giấy ủy quyền (nếu đơn giám định được nộp thông qua đại diện hoặc người được ủy quyền)

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu có sự tranh chấp về quyền sở hữu cần có kết luận giám định để khẳng định về mức độ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
icon zalo
0937.619.299