ĐIỂM NỔI BẬT Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể – TPM (Total Productive Maintenance) là một phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, sau đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới. TPM được giới thiệu vào những năm 1950, khi các nhà máy tại Nhật Bản du nhập, nghiên cứu, áp dụng phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa (Preventive Maintenance – PM) từ Mỹ. Theo phương pháp này, việc vận hành máy móc tại phân xưởng sản xuất là do công nhân vận hành thực hiện, còn việc bảo dưỡng máy móc mới do một bộ phận chuyên trách khác. Tuy nhiên, với mức độ tự động hóa ngày càng cao, hoạt động bảo dưỡng phòng ngừa đòi hỏi nhiều nhân lực chuyên môn cho bộ phận bảo dưỡng, thậm chí có khi còn cao hơn số lượng công nhân vận hành. Điều này khiến các nhà quản lý phải tìm cách thay đổi, theo đó: công nhân vận hành phải đảm nhiệm cả công việc bảo dưỡng hàng ngày còn bộ phận bảo dưỡng chuyên trách sẽ quản lý và đảm nhiệm các công tác bảo dưỡng quan trọng định kỳ. Khái niệm tự chủ bảo dưỡng (Autonomous Maintenance – AM), một yếu tố quan trọng của TPM cũng được xuất hiện từ đây. Lợi ích của TPMThông qua việc áp dụng TPM, tổ chức nhận được các lợi ích bao gồm: Lợi ích trực tiếp:
Lợi ích gián tiếp:
|
ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG
|
THÔNG TIN CHI TIẾT
I. TPM là gì?
TPM viết tắt của Total Productive Maintenaince tạm gọi là Bảo trì Năng suất toàn diện. Việc thực hiện TPM là nhằm tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt vòng đời của thiết bị, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động.
Với TPM, mọi người cùng hợp lực và tương tác với nhau để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị một cách hiệu quả nhất. Suy nghĩ trách nhiệm của tôi (công nhân vận hành thiết bị) là vận hành thiết bị, trách nhiệm của anh (công nhân bảo trì) là sửa chữa thiết bị, được thay bằng tôi và anh cùng chịu trách nhiệm về thiết bị của chúng ta, nhà máy của chúng ta, tương lai của chúng ta
Việc thực hiện TPM là nhằm tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt vòng đời của thiết bị, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động. Với TPM, mọi người cùng hợp lực và tương tác với nhau để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị một cách hiệu quả nhất. Suy nghĩ trách nhiệm của tôi (công nhân vận hành thiết bị) là vận hành thiết bị, trách nhiệm của anh (công nhân bảo trì) là sửa chữa thiết bị, được thay bằng tôi và anh cùng chịu trách nhiệm về thiết bị của chúng ta, nhà máy của chúng ta, tương lai của chúng ta .
TPM hướng nhiều vào phần cứng của hệ thống sản xuất trong một tổ chức, nên các đối tượng thích hợp nhất là các tổ chức/doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, trong đó, phần máy móc thiết bị tham gia đóng góp lớn cho việc tạo ra sản phẩm cũng như đóng vai trò quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm đó. Kết hợp phần cứng TPM với phần mềm là TQM (Total Quality Management) & TPS (Toyota Production System), có thể tạo ra một hệ thống quản lý sản xuất tương đối hoàn chỉnh và phù hợp cho nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
II. Mục tiêu TPM
Như giới thiệu ở phần trên, thực hiện chương trình TPM, chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu được liệt kê dưới đây:
Sản phẩm đến tay người tiêu dùng không có khiếm khuyết
III. Các bước triển khai áp dụng TPM trong Tổ chức:
Thực hiện TPM giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, loại bỏ sự cố, sai sót của máy móc thiết bị thông qua việc tự bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất hàng ngày. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hợp lý hóa chi phí sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Để thực hiện TPM cần 12 bước, được chia thành 4 giai đoạn:
Bước 1: Giới thiệu TPM.
Bước 2: Đào tạo và giới thiệu TPM.
Bước 3: Hoạch định cách thức tổ chức tiến hành thực hiện TPM.
Bước 4: Thiết lập các chính sách cơ bản và các mục tiêu của TPM.
Bước 5: Trình bày kế hoạch phát triển TPM
Bước 6: Bắt đầu TPM (hoạch định và thực hiện).
Bước 7: Cải tiến hiệu suất của mỗi thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
Bước 8: Tổ chức công việc bảo trì.
Bước 9: Thực hiện công việc bảo trì có kế hoạch trong bộ phận bảo trì.
Bước 10: Đào tạo để nâng cao các kỹ năng bảo trì và vận hành.
Bước 11: Tổ chức công việc quản lý thiết bị.
Bước 12: Thực hiện hoàn chỉnh TPM ở mức độ cao hơn.
Để thực hiện thành công TPM, chi phí đầu tư cho các hoạt động này không quá lớn đồng thời có thể hoàn toàn được bù đắp bằng những thành quả ngay trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên các tổ chức cần có sự nỗ lực kiên trì và lâu dài. Thông thường, tùy quy mô và nền tảng, các tổ chức cần từ 3 - 5 năm để hoàn thiện được 12 bước trên
IV. Đánh giá hiệu quả áp dụng TPM
Có thể sử dụng một số phương pháp để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng TPM
Ví dụ: xây dựng checklist các câu hỏi
|
Phỏng vấn |
|
|
|
||
|
Phỏng vấn |
|
|
|
||
|
Phỏng vấn |
|
|
|
||
|
Trước |
Sau |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN
THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP
+ Thông tin họ tên người liên hệ
+ Thông tin công ty : (Lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh)
+ Dịch vụ Yêu cầu
BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
DỊCH VỤ ĐÃ XEM
Dịch vụ liên quan
Dịch vụ bạn đang xem