Tư vấn - Đào tạo - Đánh giá hiệu quả áp dụng 7 công cụ thống kê trong kinh doanh - Chuyên nghiệp - Giá tốt
Chat Zalo
Chat ngay

Tư vấn - Đào tạo - Đánh giá hiệu quả 7 công cụ thống kê trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay việc áp dụng 7 công cụ thống kê, đánh giá trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. 7 công cụ thông kê bao gồm: Phiếu kiểm tra, Biểu đồ Pareto, Biểu đồ Nhân-quả, Biểu đồ phân bố, biểu đồ phân tán, phương pháp phân vùng, biểu đồ kiểm soát.
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn0937619299
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu, rộng, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi loại hình phải chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng, không khoan nhượng trong khuôn khổ pháp luật quốc gia và quốc tế. Muốn tồn tại và đạt sự thành công bền vững, việc xây dựng và áp dụng chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, có khả năng thích ứng linh hoạt với các biến động của môi trƣờng kinh doanh, khai thác tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, phòng tránh hoặc giảm thiểu tác động của khủng hoảng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của thị trƣờng với chi phí thấp tối ƣu là những điều kiện tiên quyết.

Theo định hướng đó, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đó chứng tỏ sự năng động trong việc tiếp cận, lựa chọn áp dụng các mô hình hệ thống quản lý dựa trên tiêu chuẩn như: ISO 9001, ISO 14001; ISO 22000…, và các triết lý cũng như công cụ cải tiến tiên tiến như: Lean-6 Sigma, TPM, …nhằm hứớng tới “Chất lứợng toàn diện – TQM” hoặc “Mô hình doanh nghiệp tuyệt hảo – BE/ Business Excellence).

Để phát huy tối đa hiệu quả, lợi ích từ việc áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến nêu trên, thực tế đó chứng minh rằng, các công cụ cơ bản như Kaizen-5S, kết hợp với hoạt động của Nhóm kiểm soát chất lượng (Quality Control Circles – QCC) thông qua ứng dụng 7 công cụ cơ bản kiểm soát quá trình (7 basic QC tools), là những yếu tố hỗ trợ có vai trò như “chất xúc tác” thúc đẩy hoạt động cải tiến năng suất, chất lƣợng tại doanh nghiệp.

Cũng có thể khẳng định rằng, việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng sẽ không có kết quả nếu không áp dụng các công cụ thống kê, thế nhưng công cụ thống kê có tới hàng trăm công cụ thì việc áp dụng công cụ nào là phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của chính doanh nghiệp. Từ quá trình phân tích nghiên cứu nhận thấy rằng chỉ cần áp dụng 7 công cụ thống kê là có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề quản lý chất lượng thường gặp trong hoạt động sản xuất cũng như dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp

Lợi ích của 7 công cục thống kế:

Giúp cho việc sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng, hay nói đúng hơn là những sản phẩm được sản xuất ra vừa thích ứng với nhu cầu và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

  • Nâng cao uy tín: Thể hiện rõ cho khách hàng sự quan tâm và cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Chất lượng tốt hơn: Doanh nghiệp có áp dụng công cụ kiểm soát chất lượng chủ động kiểm soát quá trình để không tạo ra hoặc giảm thiểu các rủi ro gây ra sản phẩm khuyết tật.
  • Giảm chi phí liên quan đến chất lượng: Giảm thiểu được các chi phí liên quan đến sản phẩm lỗi, kể các sản phẩm đang trong quá trình nội bộ hoặc sau khi đã chuyển giao cho khách hàng.
  • Các mục tiêu chất lượng trở nên rõ ràng hơn, mỗi nhân viên, công nhân sẽ hiểu và kiểm soát quá trình theo cách thức nhất quán.
  • Giảm căng thẳng và nâng cao kĩ năng làm việc, người chủ quá trình tạo ra sản phẩm sẽ nhận thức, hiểu rõ và chủ động hơn trong việc kiểm soát quá trình để tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng ngay từ đầu.
  • Giảm chi phí thông qua kiểm soát tốt, năng lực của quá trình sẽ được cải thiện, vì vậy, giảm yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, thử nghiệm cuối cùng.
  • Giảm thiểu các sự cố, hỏng hóc máy móc, phát hiện sớm các khiếm khuyết, hỏng hóc máy móc, thiết bị, do hoạt động bảo trì sửa chữa được tiến hành thuận lợi hơn.

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Ngày các có nhiều tổ chức áp dụng 7 Công cụ bởi thực tế hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng 7 Công cụ đề đã áp dụng các hệ thống quản lý như ISO 9001; ISO 14001; ISO 22000... Tuy nhiên việc áp dụng không thực sự mang lại nhiều hiệu quả bởi các tổ chức đều thi việc tổng thống kế số liệu trước khi đưa ra các định hướng cải tiến.

Một trong các nguyên tắc của quản lý hiện đại là các quyết định phải dựa trên sự kiện, dữ liệu, không được quyết định dựa trên cảm tính. Muốn vậy cần phải thu thập, thống kê, phân tích các dữ liệu riêng lẻ thành những thông tin, sự kiện thể hiện bản chất của vấn đề, từ đó sẽ có cách giải quyết nó. Do đó việc áp dụng 7 Công cụ thống kê cơ bản trong việc kiểm soát các vấn đề chất lượng là một trong các yêu cầu cần thiết cho việc vận hành hiệu quả các hệ thống quản lý chất lượng mang lại giá trị cho Tổ chức.

Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

I. Khái niệm về 7 công cụ thống kê

Đây là các kỹ thuật được sử dụng trong các hoạt động kiểm soát chất lượng (Quality Control) để phát hiện vấn đề, tổ chức sắp xếp thông tin/ dữ liệu, đưa ra các ý tưởng, phân tích nguyên nhân, đề ra và thực hiện các hành động, xác nhận sự cải tiến và thiết lập việc kiểm soát, duy trì các kết quả thu được, và cứ thế tiếp tục với một chu trình cải tiến khác cho những vấn đề mới. Các công cụ này được giới thiệu lần đầu tiên cho Hiệp hội các nhà khoa học và kỹ sư Nhật Bản (Japanese Union of Scientists and Engineers – JUSE) vào năm 1950 bởi W. Edwards Deming - nhà khoa học hàng đầu thế giới về quản lý chất luợng. Kaoru Ishikawa – giáo sư của Đại học tổng hợp Tokyo vào thời điểm đó, đồng thời cũng là một thành viên của JUSE, đó thể thức hóa các công cụ thống kê này dưới tên gọi “7 QC tools” (7 công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản, sau đây gọi tắt là 7 công cụ QC cơ bản). Ông cho rằng 95% các vấn đề của một công ty có thể được cải thiện qua việc sử dụng 7 công cụ này

7 Công cụ QC cơ bản bao gồm:

  • Phiếu kiểm tra (Checksheet)
  • Biểu đồ Pareto (Pareto diagram)
  • Biểu đồ Nhân – Quả (Cause-Effect diagram)
  • Biểu đồ phân bố (Histogram)
  • Biểu đồ phân tán (Scatter diagrams)
  • Phương pháp phân vùng (Stratified diagram)
  • Biểu đồ kiểm soát (Control charts)

1. Mục tiêu 7 công cụ

Mục tiêu chính của việc áp dụng 7 Công cụ là nhằm hướng tới việc

  • Nâng cao uy tín của Koanh nghiệp với khách hàng
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
  • Giảm chi phí liên quan đến chất lượng do sử dụng hợp lý các nguồn lực
  • Giảm chi phí sản xuất do giảm được các sai lỗi trong quá trình thực hiện
  • Giảm thiểu các sự cố, hỏng hóc máy móc

2. Các yếu tố để áp dụng thành công 7 công cụ

  • Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện 7 Công cụ là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hình thành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện
  • Đào tạo nhận thức chung cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của 7 Công cụ, cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện là khởi nguồn của chương trình.
  • Xác định rõ ràng các mục tiêu và chiến lược và các nhân tố then chốt để thành công trong khoảng 3-5 năm tới. Từ đó xác định các khu vực cần có sử dụng các công cụ thống kê phân tích.
  • Truyền thông nội bộ để tất cả các thành viên thấu hiểu và áp dụng tự nguyện, chủ động cho từng khu vực hoạt động của mìnhCác bước triển khai áp dụng 7 công cụ trong Tổ chức:

II. Các bước triển khai áp dụng 7 công cụ trong Tổ chức:

Quá trình triển khai 7 công cụ tại Doanh nghiệp được tiến hành theo chu trình vòng tròn khép kín và cải tiến liên tục theo PDCA hay còn gọi là chu trình Deming, trải qua bốn bƣớc sau

  • Trước hết chúng ta phải làm rõ mục tiêu (SMART) và thiết lập các phương tiện (thiết bị, thông tin, phương pháp…) để đạt được mục tiêu đó. (PLAN)
  • Thực hiện (DO)
  • Quan sát hiện trạng và kết quả để xem thử chúng ta có hướng đến mục tiêu hay không? (CHECK)
  • Điều chỉnh, xem xét kiểm tra lại đề ra biện pháp cải tiến (ACTION)

Theo thuyết của Kotmatsu thì chu trình PDCA gồm 8 bước cơ bản như sau:

PDCA

Các bước triển khai

Kế  hoạch  và  xác  đinh (Plan)

1.Lựa chọn chủ đề

2.Khảo sát thực trạng

3.Lập kế hoạch và mục tiêu

4.Phân tích, xác định các yếu tố nguyên nhân gây ảnh hưởng chính của vấn đề

Thực hiện (Do)

5.Thiết lập hệ thống đo lường kiểm soát

Kiểm soát (Check)

6.Đánh giá, xác nhận hiểu quả

Duy  trì  và  Cải  tiến (Control)

7.Tiêu chuẩn hóa và ban hành

8.Lên kế hoạch tương lai

III. Đánh giá hiệu quả áp dụng 7 công cụ 

Nội dung việc đánh giá hiệu quả phải bao gồm:

  • Xác nhận phạm vi áp dụng của 7 công cụ
  • Mục tiêu của việc áp dụng công cụ
  • Thống kê và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu
  • Cam kết của lãnh đạo
  • Việc thiết lập hệ thống tài liệu công cụ
  • Thực hiện và duy trì hiệu lực công cụ
  • Kiểm tra giám sát việc tuân thủ các yêu cầu của công cụ
  • Xem xét định kỳ về công cụ
  • Cải tiến, mở rộng công cụ trong tổ chức
  • Hồ sơ thể hiện việc vận hành và duy trì hiệu lực của công cụ

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

+ Thông tin họ tên người liên hệ

+ Thông tin công ty : (Lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh)

+ Dịch vụ Yêu cầu

 

 

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

Tư vấn - Đào tạo - Đánh giá hiệu quả 7 công cụ thống kê trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay việc áp dụng 7 công cụ thống kê, đánh giá trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. 7 công cụ thông kê bao gồm: Phiếu kiểm tra, Biểu đồ Pareto, Biểu đồ Nhân-quả, Biểu đồ phân bố, biểu đồ phân tán, phương pháp phân vùng, biểu đồ kiểm soát.
icon zalo
0937.619.299