Dịch vụ tư vấn – Chứng nhận OCOP uy tín, chuyên nghiệp
Chat Zalo
Chat ngay

Dịch vụ tư vấn – Chứng nhận OCOP uy tín, chuyên nghiệp

- Chuyên nghiệp- chuyên gia giàu kinh nghiệm. - Hỗ trợ và đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng. - Dịch vụ trọn gói. - Nhanh chóng - giá siêu ưu đãi. -Đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Ưu đãi dành cho khách hàng: -Tặng ID truy cập và tạo mã QR code truy suất nguồn gốc (miễn phí) -Phần mềm khởi tạo: ISOCHECK -Số lượng QR code: không giới hạn
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

OCOP (One commune one product) là chương trình “Mỗi xã-phường một sản phẩm”, kế thừa sự thành công của OVOP (One village one product) do Giáo sư Morihiko Hizamatsu phát động tại các làng của tỉnh Otia vào năm 1979.

Từ một tỉnh nghèo, Oita được thế giới biết đến nhờ các nông sản tuyệt hảo như nấm hương khô, chanh kakosu, rượu shouchu, lúa mạch, ngựa seiki,….OVOP sau đó lan rộng ra toàn nước Nhật, đến nay đã phát triển rộng rãi ở hơn 140 quốc gia trên thế giới như Thái Lan (OTOP), Philippine (OBOP), Malaysia (SKSP), Indonesia (Back to village),….

Tại Việt Nam, Chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018. Theo đó, Việt Nam là quốc gia thứ 42 trên thế giới triển khai OVOP (One Village One Product) tính từ khi nó được khởi xướng ở Nhật Bản vào năm 1979.

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

  1. Đối với người sản xuất:
  • Giúp tăng thu nhập tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân.
  • Làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng vào kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn.
  • Được hỗ trợ xây dựng, quảng bá hình ảnh sản phẩm, tìm kiếm thị trường.
  1. Đối với địa phương:
  • Đưa công nghệ mớivào các khâu sản xuất, đồng thời làm rõ nét văn hoá truyền thống của địa phương trong sản phẩm, qua đó tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại của địa phương khác;
  • Góp phần làm giảm việc di dân từ nông thôn ra thành phố, thực hiện có hiệu quả tinh thần “Ly nông, bất ly hương”.
  • Góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại địa phương.
  • Tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng phục vụ phát triển du lịch địa phương.
  • Quan tâm giải quyết vấn đề môi trường.
Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

Chương trình OCOP là gì?

Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Được xác định các giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình “Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình OCOP là đầu tư nâng cấp các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của các địa phương thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

 

Phạm vi thực hiện:

Phạm vi không gian: chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trong toàn quốc; khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai phù hợp ở khu vực đô thị.

Phạm vi thời gian: chương trình OCOP được triển khai thực hiện từ năm 2018 đến năm 2025.

Đối tượng thực hiện:

Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương. Bao gồm sản phẩm, dịch vụ theo 06 nhóm:

Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến.

Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.

Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.

Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi.

Lưu niệm - nội thất - trang trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.

Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,...

Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

 

Phân hạng sản phẩm OCOP:

Đánh giá và xếp hạng sản phẩm, gồm 05 hạng sao:

Hạng 5 sao: Sản phẩm đạt điểm trung bình từ 90-100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.

Hạng 4 sao: Sản phẩm đạt điểm trung bình từ 70-89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng hạng 5 sao.

Hạng 3 sao: Sản phẩm đạt điểm trung bình từ 50-69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.

Hạng 2 sao: Sản phẩm đạt điểm trung bình từ 30-49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 3 sao.

 

Hạng 1 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.

 

 

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

Thông tin họ tên người liên hệ

Thông tin công ty : (Lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh)

Dịch vụ Yêu cầu

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

Dịch vụ tư vấn – Chứng nhận OCOP uy tín, chuyên nghiệp
- Chuyên nghiệp- chuyên gia giàu kinh nghiệm. - Hỗ trợ và đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng. - Dịch vụ trọn gói. - Nhanh chóng - giá siêu ưu đãi. -Đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Ưu đãi dành cho khách hàng: -Tặng ID truy cập và tạo mã QR code truy suất nguồn gốc (miễn phí) -Phần mềm khởi tạo: ISOCHECK -Số lượng QR code: không giới hạn
icon zalo
0937.619.299