Đào tạo đánh giá thực hành sản xuất tốt phù hợp các tiêu chuẩn GMP (TCVN 5603, GMP ASEAN, GMP WHO, ...)
Chat Zalo
Chat ngay

Đào tạo đánh giá thực hành sản xuất tốt phù hợp các tiêu chuẩn GMP (TCVN 5603, GMP ASEAN, GMP WHO, ...)

Đào tạo đánh giá thực hành sản xuất tốt phù hợp các tiêu chuẩn GMP (TCVN 5603, GMP ASEAN, GMP WHO, ...) ✓Chuyên nghiệp ✓Giá tốt ✓Chuyên gia giàu kinh nghiệp.
ĐĂNG KÝ Gọi để tư vấn0937619299
Đặc điểm nổi bật Điều kiện sử dụng Thông tin chi tiết Quy trình chứng nhận Thông tin cần cung cấp Bình luận và đánh giá

ĐIỂM NỔI BẬT

a, Mục tiêu của khóa đào tạo:

Đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản lý an toàn thực phẩm, đánh giá thực hành sản xuất tốt trong thực phẩm/dược phẩm cho các chuyên gia có thể tham gia đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 22000 và các tiêu chuẩn HACCP như TCVN 5603, HACCP Code 2003...

b, Giới thiệu về GMP

  • Giới thiệu tổng quan về GMP
  • Kiểm soát vệ sinh, an toàn thông qua các SSOP, PRP

c, Phương pháp đào tạo:

Kết hợp giữa truyền đạt kiến thức của giảng viên và phần tham gia của học viên qua các câu hỏi thảo luận, thảo luận nhóm, trình bày vấn đề, hỏi đáp giữa các nhóm, làm bài tập giữa khóa và kiểm tra cuối khóa.

d, Phương pháp đánh giá kết quả khóa đào tạo :

Phương pháp đánh giá kết quả khóa đào tạo dựa trên kết quả thi của học viên & tinh thần/thái độ học tập trên lớp

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Điều kiện VỀ KIẾN THỨC CỦA HỌC VIÊN TRƯỚC KHI THAM DỰ KHÓA HỌC

  • Các học viên có trình độ đại học hoặc cao đẳng trở lên, khuyến khích học viên có trình độ, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm
  • Các học viên đã nắm được các nguyên lý cơ bản về an toàn thực phẩm và quản lý an toàn thực phẩm.
  • Có kỹ năng thuyết trình, có khả năng truyền tải được nội dung công việc trong quá trình đánh giá.
  • Có kỹ năng đọc hiểu, viết và trình bày.
Xem thêm icon

THÔNG TIN CHI TIẾT

 

  1. MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
  • Học viên phải dành thời gian nghiên cứu tài liệu của khóa; tham gia tích cực trong quá trình thảo luận nhóm trên lớp, làm bài tập tình huống trong thời gian đào tạo.
  • Học viên phải tham dự đầy đủ thời lượng đào tạo, làm bài kiểm tra, bài thi theo sự hướng dẫn của giảng viên, tuân thủ nội quy học tập.
  1. KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THU ĐƯỢC SAU KHÓA ĐÀO TẠO

 Sau khi tham dự, học viên sẽ được trang bị những kiến thúc và những kỹ năng cụ thể như sau :

- Có kiến thức về tiêu chuẩn ISO 22000/TCVN 5603/HACCP Code...

- Hiểu được các khái niệm, nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm, nguyên tắc HACCP.

- Hiểu được lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi

- Hiểu được các yêu cầu cụ thể tại các điều của tiêu chuẩn ISO 22000/TCVN 5603/HACCP Code...

- Có kiến thức và kỹ năng đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 19011, bao gồm kỹ năng  tìm kiếm bằng chứng đánh giá, viết yêu cầu hành động khắc phục, viết báo cáo đánh giá

- Có thể trở thành chuyên gia đánh giá độc lập trong lĩnh vực chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000/TCVN 5603/HACCP Code...

  1. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
  • Tài liệu phải được biên soạn khoa học, ngắn gọn, đầy đủ nội dung, dễ hiểu.
  • Nội dung từng học phần phải tuân thủ theo các chuẩn mực tương ứng (ISO 22000/TCVN 5603/HACCP Code... và ISO 19011)
  • Tài liệu được biên soạn theo kết cấu mở để giảng viên dễ cập nhật kiến thức, tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật mới.
  • Các học phần có nội dung thực hành (bài tập tình huống, thảo luận, bài tập nhóm sẽ được học viên tiến hành hoặc thảo luận theo nhóm đối với các nội dung theo chương trình theo sự hướng dẫn của giảng viên. Học viên sẽ được mời lên trình bày bài giải của mình hoặc kết quả thảo luận của nhóm.
  • Tổng thời gian làm bài & chữa bài tập chiếm khoảng 60% tổng số thời gian học. Tỷ lệ này có thể thay đổi cho phù hợp với từng nội dung khoá học, từng đối tượng học viên nhưng thời lượng dành cho lý thuyết không quá 50% và không ít hơn 50% trên tổng số thời gian của khoá học.
  • Hoạt động đi tham quan doanh nghiệp sẽ tuỳ thuộc vào các nội dung của khoá học và đối tượng tham dự. Thời gian đi tham quan, học viên sẽ được yêu cầu tuân thủ các nội quy của doanh nghiệp và tuân thủ theo kế hoạch, mục đích của cuộc tham quan do giảng viên đề ra.
  • Tài liệu đào tạo bản word được các giảng viên xây dựng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, khái quát cho mỗi khóa đào tạo. Tài liệu này có thể được in phát cho học viên và/hoặc làm căn cứ để các giảng viên xây dựng các slide giảng dạy trên lớp.
  • Bài giảng được xen kẽ với các bài tập tình huống, các giả định. Học viên sẽ làm bài tập theo nhóm.
  • Các bài tập thảo luận, bài tập nhóm được giảng viên cung cấp liên tục trong các giai đoạn của bài giảng tương ứng với các phần lý thuyết, giúp cho các học viên có được các cơ hội, điều kiện để trao đổi, thảo luận, phản biện.
  1. NỘI DUNG KHÓA ĐÀO TẠO

a, Mục đích cơ bản của các tiêu chuẩn trong khóa đào tạo, giải thích nguyên tắc, quy trình và kỹ thuật được sử dụng để đánh giá :

  • Mục đích, phạm vi áp dụng của các tiêu chuẩn ISO 22000/TCVN 5603/HACCP Code...
  • Các nguyên tắc đánh giá
  • Các kỹ thuật sử dụng trong đánh giá

b, Giải thích về mục đích, nội dung :

  • Tiêu chuẩn hệ thống quản lý
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Vì sao cần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
  • ISO 22000 và các tiêu chuẩn HACCP khác
  • Nhắc lại nội dung chính của tiêu chuẩn đánh giá (ISO 22000/HACCP Code/TCVN 5603...)
  • Thực tế áp dụng :
  • Tình hình áp dụng tại Việt Nam và thế giới
  • Các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ((ISO 22000/HACCP Code/TCVN 5603...) vào doanh nghiệp
  • Quy trình áp dụng tiêu chuẩn
  • Các bước xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn vào tổ chức
  • Kỹ năng đánh giá

Các kỹ năng đánh giá bao gồm Kỹ năng đặt câu hỏi, Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng đọc tài liệu, Kỹ năng truy tìm dấu vết, Kỹ năng viết báo cáo.

c, Giải thích vai trò của người đánh giá trong các quá trình đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 19011

- Yêu cầu đối với chuyên gia đánh giá dựa trên ISO/IEC 17021-1:2015 và ISO/TS 22003

- Các thành viên trong đoàn đánh giá và vai trò

- Nguyên tắc làm việc của đoàn đánh giá

d, Giải thích các yêu cầu của tiêu chuẩn

Các yêu cầu của tiêu chuẩn sẽ được diễn giải và giải thích cụ thể theo từng điều khoản.

đ, Cách thức và phương pháp thực hiện lấy mẫu

Khóa đào tạo này không áp dụng lấy mẫu.

e, Lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo một cuộc đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 19011 và các tiêu chuẩn có liên quan

Kế hoạch thực hiện cuộc đánh giá bao gồm :

  • Họp khai mạc
  • Phát hiện đánh giá
  • Phân loại phát hiện đánh giá
  • Công bố phát hiện đánh giá
  • Yêu cầu hành động khắc phục
  • Kết luận đánh giá
  • Họp kết thúc
  • Hành động khắc phục tiếp theo

g, Các nội dung khác

- Giới thiệu về chứng nhận, công nhận, thừa nhận

- Giới thiệu yêu cầu pháp luật của Việt Nam về đánh giá sự phù hợp

 

  1. THỜI GIAN CỦA KHÓA ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo: tổng thời gian là 5 ngày, mỗi ngày 8 tiết, tổng cộng 40 tiết, trong đó: giảng dạy lý thuyết là: 20 tiết, thực hành và làm bài tập: 17 tiết,  thời gian làm bài kiểm tra: 3 tiết. Thời lượng dành cho đào tạo đánh giá là 3 ngày.

 

  1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN

a, Quy định năng lực, kỹ năng đối với giảng viên:

  • Có trình độ đại học trở lên, có thâm niên công tác từ 03 năm trở lên.
  • Có kỹ năng thuyết trình, có kinh nghiệm trong việc đào tạo, giảng dạy.
  • Nắm vững các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 19011, ISO/IEC 17021
  • Giảng viên đã được phê duyệt là Chuyên gia đánh giá trưởng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 theo đúng quy định của ISO 19011, đã thực hiện tối thiểu 30 cuộc đánh giá với tư cách là trưởng đoàn đánh giá
  1. b) Quy định số lượng học viên tối thiểu và tối đa của một khóa họcb, Quy định số lượng học viên tối thiểu và tối đa của một khóa học:

Số lượng học viên tối thiểu cho một khóa học : 15 học viên.

Số lượng học viên tối đa cho một khóa học : 30 học viên.

c, Số lượng giảng viên phù hợp với số lượng học viên của một khóa học:

Số lượng giảng viên cho một khóa học : 02 giảng viên

  1. ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN VÀ TỔ CHỨC THI

a, Đánh giá hoàn thành khóa học:

Giảng viên có trách nhiệm đánh giá kết quả học tập thông qua việc đánh giá ý thức của học viên, sự tham gia trong khoá học (điểm chuyên cần) và kết quả kiểm tra của học viên (điểm kiến thức).

Học viên được xác định là trọng tâm của chương trình, vì vậy giảng viên sẽ đánh giá mức độ tham gia tích cực vào nội dung bài giảng, làm bài tập nhóm, bài tập tình huống, bài tập về nhà trong suốt quá trình học.

Số điểm chuyên cần không quá 10 điểm/học viên,

Việc đánh giá, nhận xét được thực hiện công khai đối với các mặt mạnh, tích cực.

Đối với các điểm yếu, khiếm khuyết, giảng viên sẽ gặp riêng từng học viên để trao đổi, thảo luận

Cấu trúc bài kiểm tra: bao quát các nội dung trong quá trình học

Các câu hỏi có thể dưới dạng trắc nghiệm và/hoặc tự luận. Tổng điểm của mỗi bài kiểm tra là 100 điểm.

b, Quản lý và đánh giá khóa học:

  • Khóa học được điểm danh theo từng buổi.
  • Nguyên tắc đánh giá tổng kết khóa đào tạo : Khóa đào tạo được đánh giá là hoàn thành với các tiêu chí sau :

+ Kết quả bài thi của học viên : 95% học viên được cấp chứng chỉ “tham dự khóa đào tạo” theo từng modun.

+ Kết quả đánh giá của học viên đối với khóa đào tạo : Đánh giá chung về mức độ hài lòng của học viên đối với khóa học đạt mức Tốt và Rất tốt là 80% trở lên.

c, Quản lý và tổ chức thi :

Bài thi phải được đóng dấu của tổ chức đào tạo. Tập bài thi phải được niêm phong, giảng viên phải công bố niêm phong và mở niêm phong trước mặt tất cả các học viên trước khi làm bài thi.

Bài thi phải được 02 người chấm, nếu kết quả chấm của 02 lần chênh lệch quá 10% thì phải tổ chức chấm lại.

d, Quy định về việc cấp chứng chỉ :

  • Học viên sẽ được cấp chứng chỉ “đã tham dự khoá đào tạo Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 (hoặc HACCP Code, hoặc TCVN 5603...)” với điều kiện:

+ tham dự đầy đủ trên 80 % thời lượng học theo chương trình của khóa học.

+ có làm bài kiểm tra cuối khóa. 

  • Học viên sẽ được cấp chứng chỉ “đã hoàn thành khoá đào tạo Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 (hoặc HACCP Code, hoặc TCVN 5603...)” với điều kiện:

+ tham dự đầy đủ trên 80 % thời lượng học theo chương trình của khóa học.

+ có làm bài kiểm tra cuối khóa. 

+ kết quả bài thi cuối cùng đạt tối thiểu 70 điểm (đã bao gồm điểm chuyên cần)

  • Những học viên không tham dự đầy đủ 80% thời lượng học và không tham dự kỳ kiểm tra cuối khoá sẽ không được cấp chứng chỉ.
  1. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO KHÓA ĐÀO TẠO
  • Khóa đào tạo phải được tổ chức ở nơi có phòng học rộng rãi, đủ ánh sáng.
  • Có đủ bàn ghế cho 02 giảng viên và 30 học viên.
  • Trang thiết bị đào tạo bao gồm phông, máy chiếu, máy tính, bút chỉ lazer, bảng viết, bút viết bảng, miếng xóa, giấy A0...
  • Có phương tiện để bố trí trà, cà phê giữa giờ cho học viên.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP

+ Thông tin họ tên người liên hệ

+ Thông tin công ty : (Lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh)

+ Dịch vụ Yêu cầu

 

 

BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Gửi câu hỏi
avatar
Nhật Tuệ

Theo hướng dẫn của WHO năm 2014,để đạt chứng nhận GMP cần bao nhiêu tiêu chuẩn?

(14-08-2019, 11:01 am)

DỊCH VỤ ĐÃ XEM

Dịch vụ liên quan

Dịch vụ bạn đang xem

Đào tạo đánh giá thực hành sản xuất tốt phù hợp các tiêu chuẩn GMP (TCVN 5603, GMP ASEAN, GMP WHO, ...)
Đào tạo đánh giá thực hành sản xuất tốt phù hợp các tiêu chuẩn GMP (TCVN 5603, GMP ASEAN, GMP WHO, ...) ✓Chuyên nghiệp ✓Giá tốt ✓Chuyên gia giàu kinh nghiệp.
icon zalo
0937.619.299